Lấy lại mật khẩu
x

Cách dạy trẻ tiếp thu chậm: Bí kíp hỗ trợ con hiệu quả

27/04/2021 | Blacasa Education

Đối với trẻ đang phải đối mặt với tình trạng tiếp thu bài không hiệu quả, các bố mẹ thường rất lo lắng và cố gắng tìm cách dạy trẻ tiếp thu chậm. Tuy nhiên, để việc dạy con trở nên chất lượng, các bậc phụ huynh cần phải nắm được nguyên tắc dạy trẻ. Vậy làm thế nào để hỗ trợ trẻ tiếp thu chậm học tập tốt hơn? Hãy cùng Blacasa giải đáp thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây nhé.

Phát triển được thế mạnh của trẻ

Để tìm ra được cách dạy hiệu quả cho trẻ, việc đầu tiên bố mẹ cần làm đó là phải nắm được điểm mạnh riêng của con. Việc phát triển nội dung chương trình học dựa trên thế mạnh của trẻ sẽ giúp con gia tăng được sự hào hứng và tập trung. 

 

Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hầu hết trẻ đều muốn tiếp thu bài học theo cách sinh động, sáng tạo. Tức là thay vì chỉ dạy trẻ những kiến thức lý thuyết thông thường thì bố mẹ có thể lồng ghép vào đó hình ảnh, video, âm thanh hoặc cho con tham gia các hoạt động học tập để có thêm kiến thức. 

 

Những hình ảnh, ví dụ minh họa sinh động sẽ làm kích thích khả năng ghi nhớ của trẻ. Từ đó, các con có thể tiếp thu bài nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Lặp lại nội dung học nhiều hơn

Đối với trẻ tiếp thu chậm, việc giảng bài một lần chưa hẳn đã giúp các con nhớ được. Chính vì thế, để con có thể ghi nhớ và nắm được trọng tâm kiến thức, bố mẹ có thể giúp trẻ nhắc đi nhắc lại nhiều lần phần nội dung học quan trọng. 

 

Tuy nhiên, nguyên tắc lặp lại bố mẹ cần phải nhớ đó là không nên nhắc y nguyên một câu trong suốt quá trình học. Điều này sẽ khiến cho các con cảm thấy chán nản vì phụ huynh nói mãi một vấn đề. 

 

Cốt lõi ở đây khi bố mẹ nhắc lại thì cần phải xoay quanh trọng tâm, lúc thì là câu khẳng định, lúc thì là câu phủ định. Chẳng hạn như ba đường cao của tam giác cắt nhau ở đâu thì gọi đó là trọng tâm. Bố mẹ có thể nhắc lại phần lý thuyết đó, đồng thời là hỏi trẻ nếu ba đường cao của tam giác cắt nhau thì điểm đó gọi là gì hoặc trọng tâm là gì hoặc cho một câu phủ định sai hoàn toàn vấn đề để trẻ có thể tự tư duy. 

 

Cách học này khiến trẻ chủ động hơn trong từng vấn đề và tư duy kiến thức tốt hơn. Đồng thời, nhắc đi nhắc lại nhiều lần cũng giúp con ghi nhớ tốt hơn. 

 

 

Lặp lại nội dung bài học nhiều lần là cách dạy trẻ tiếp thu chậm khá hiệu quả

Hướng dẫn trẻ cách tiếp thu bài và ghi nhớ nhanh chóng

Có rất nhiều trẻ đang gặp phải vấn đề về cách tiếp thu bài và ghi nhớ kiến thức. Chính vì thế, để con tiếp thu hiệu quả hơn, các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ một số mẹo tiếp thu và ghi nhớ môn học. 

 

Trước khi đến lớp, trẻ nên đọc qua một lượt bài học để nắm được đâu là nội dung chương trình quan trọng. Sau đó, khi nghe bố mẹ và thầy cô giảng bài, các con có thể tập trung vào những luận điểm chính để nắm bắt dễ dàng hơn. Trong quá trình nghe giảng, việc ghi chép cũng rất quan trọng. Ghi chép hiệu quả không phải là việc các con ghi tất cả mọi thứ theo cách lộn xộn mà là đưa ra những ý chính sau đó bổ sung bằng những ý phụ. 

 

Việc ghi nhớ không phải là quá trình trẻ tiếp nhận thông tin rồi học vẹt, học thuộc lòng. Cách học này ngoài việc không giúp con ghi nhớ được vấn đề hoặc ghi nhớ lộn xộn còn khiến trẻ mau quên.

 

Để việc học trở nên có hiệu quả thì trước hết bố mẹ nên giúp con biết được cách thức ghi nhớ và tiếp thu hiệu quả. 

Phối hợp các phương pháp dạy với nhau

Trong quá trình học, các bậc phụ huynh không nên giới hạn trẻ ở 1 phương pháp cố định. Mỗi một phần kiến thức sẽ có những đặc điểm riêng. Do đó, bố mẹ nên lồng ghép nhiều cách học lại với nhau để đảm bảo được hiệu quả tiếp thu bài nhanh chóng nhất. 

 

Chẳng hạn như kết hợp việc xem hình ảnh, nghe âm thanh và chơi các trò chơi vật lý để kích thích các giác quan của trẻ. Việc kết hợp được tai, mắt và các hoạt động tay chân sẽ giúp trẻ hình thành nên thói quen tư duy tốt hơn. 

 

Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ có thêm sự tự tin, thoải mái và nỗ lực nhiều hơn để nắm bắt được kiến thức của chương trình học. Đối với thời gian học trên lớp, các con sẽ rất hiếm khi được học theo ý mình vì nhược điểm về mặt số lượng học sinh đông. Do đó, thời gian cùng với bố mẹ ở nhà thì nên tận dụng tối đa cơ hội dành cho con. 

 

 

Phối hợp các phương pháp dạy với nhau sẽ giúp con giải quyết được tình trạng tiếp thu chậm

Khuyến khích con học nhóm cùng bạn bè

Học nhóm cùng bạn bè cũng là một trong những cách để giúp con tiếp thu kiến thức nhanh chóng hơn. Bạn bè đem lại cho trẻ động lực, niềm tin và sự cố gắng nhiều hơn. Bên cạnh đó, dân gian vẫn có câu “học thầy không tày học bạn”, do đó, khi các con gặp khó khăn trong vấn đề tiếp thu kiến thức môn học thì vẫn sẽ có những người bạn sẵn sàng hỗ trợ bổ sung kiến thức. 

 

Điều này còn giúp cho con học hỏi được kinh nghiệm từ những người bạn khác về cách học, ghi nhớ kiến thức. Học nhóm đem lại cho con rất nhiều kỹ năng về cả tư duy, giải quyết vấn đề và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả. 

 

Về lâu dài, đây là những kinh nghiệm cần thiết không chỉ đối với việc tiếp thu bài học mà còn là thuận tiện hơn cho công việc, tương lai. 

Không nên ép trẻ học trong nhiều giờ đồng hồ

Việc học tập nhiều giờ đồng hồ là một trong những loại thước đo hiệu quả của không ít gia đình tại Việt Nam. Bố mẹ thường có suy nghĩ rằng nếu con học lâu nghĩa là học chăm chỉ, tiếp thu được nhiều kiến thức còn nếu học ít giờ thì là thiếu chăm chỉ, lười học. 

 

Chính vì thế, không ít bố mẹ ép buộc con mình ngồi lì ở bàn học nhiều giờ đồng hồ. Điều này vừa tạo cho trẻ sự ức chế, áp lực lại vừa khiến các con chán nản, không muốn học bài. Hơn nữa, học tập nhiều còn khiến cho bộ não của trẻ trở nên quá tải, thiếu đi sự nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng.

 

Do đó, lời khuyên dành cho bố mẹ đó là trong khoảng thời gian trẻ học từ 45 phút - 1 tiếng, trẻ cần phải đứng dậy giải lao và vận động trong vòng 10 - 15 phút. Việc làm này vừa tốt cho sức khỏe lại vừa giảm tải được áp lực dành cho con. 

 

 

Một trong những cách dạy trẻ tiếp thu chậm hiệu quả đó là không ép con học quá nhiều

Khuyến khích con đọc sách nhiều hơn

Đọc sách cũng là một trong những cách giúp trẻ tiếp thu bài tốt hơn. Bởi lẽ, kỹ năng đọc - hiểu của con được hình thành thông qua quá trình đọc sách. Đồng thời, đây cũng là kho tàng tri thức của nhân loại. Để giúp con hình thành nên thói quen tốt và tiếp thu kiến thức tốt hơn thì sách là một công cụ học tập vô cùng hiệu quả. 

 

Ngay từ khi còn bé, bố mẹ có thể lựa chọn cho trẻ những cuốn sách phù hợp với độ tuổi đề rèn luyện nên thói quen đọc sách. Sau này, khi các con đã lớn, khả năng tập trung và tiếp thu vấn đề tốt hơn thì có thể tăng dần lượng chữ trong sách. 

 

Bài viết trên đã chỉ ra một số cách dạy trẻ tiếp thu chậm thường được các bậc phụ huynh sử dụng. Hy vọng từ những thông tin bổ ích trên, bố mẹ sẽ biết cách làm thế nào để hỗ trợ con tiếp thu kiến thức hiệu quả và nâng cao được thành tích học tập. Chúc các bạn thành công!