Lấy lại mật khẩu
x

Cách giúp trẻ chủ động trong học tập: Phương pháp hiệu quả mà bố mẹ nên áp dụng

29/04/2021 | Blacasa Education

Cách giúp trẻ chủ động trong học tập là vấn đề khiến cho không ít bậc phụ huynh đau đầu. Việc con có thể chủ động trong quá trình học đem lại rất nhiều lợi ích chẳng hạn như hình thành nên thói quen tự giác, tư duy vấn đề, đọc - hiểu và tiếp nhận kiến thức tốt hơn? Vậy đâu là phương pháp giúp con tạo lập sự chủ động hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số cách được nhiều bố mẹ sử dụng khi hình thành sự tự giác cho trẻ.

Tại sao cần phải tìm cách giúp trẻ chủ động trong học tập?

Chủ động trong học tập là gì?

Có thể hiểu đơn giản chủ động trong học tập tức là trẻ đóng vai trò trung tâm, tự học, tự tiếp cận với kiến thức. Giáo viên hay những người hỗ trợ giảng bài chỉ đóng vai trò định hướng. Chính vì thế, mỗi một học sinh đều có quyền được tự do tư duy các vấn đề của bản thân. Điều này khác hoàn toàn so với phương pháp học truyền thống là giáo viên giảng bài, học sinh chỉ lắng nghe, ghi chép thông thường. 

Lợi ích của việc giúp trẻ chủ động trong học tập

Sở dĩ các bậc phụ huynh rất cần giúp con rèn luyện cho trẻ bởi lẽ sự chủ động không chỉ được sử dụng khi học tập mà còn trong tương lai, công việc của trẻ sau này. Chẳng hạn như nếu con tự tư duy, phân tích được vấn đề thì có thể tiếp cận với công việc dễ dàng hơn từ đó chiếm được thiện cảm từ phía lãnh đạo, nâng cao được hiệu suất công việc. 

 

Trong nhiều năm trước đây, sự bị động khi học tập của học sinh đã được đưa ra thảo luận khá nhiều lần. Có thể thấy rõ ràng, trẻ em trước đây chỉ lắng nghe những gì thầy, cô nói, ghi chép, học tập và làm theo chính xác. Tuy nhiên, bố mẹ có thể nhận thấy rằng cách học này khiến cho trẻ trở nên nhút nhát, thiếu tự tin, bị ảnh hưởng nhiều bởi sự chi phối của người khác. Do đó, cách tư duy vấn đề cũng trở nên chậm chạp và gặp phải nhiều vấn đề hơn. 

 

Thời gian gần đây, nhiều bậc phụ huynh đã hiểu được những bất cập và cách thức học này đem lại cho nên đã hướng con theo cách học chủ động để tiếp cận dễ dàng hơn với cơ hội nghề nghiệp và tương lai của trẻ. Đồng thời, trẻ có thể tự tư duy được bài học, đặt ra những câu hỏi dành cho thầy cô khi các con đã có sự chuẩn bị bài từ trước ở nhà. Chính vì thế, trẻ đã có cơ hội tiếp cận với kiến thức từ trước đó.  

 

Trong xã hội ngày càng hiện đại như ngày nay, việc phát hiện, phát minh ra những cái mới thật sự rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu trẻ cứ giữ mãi lối tư duy vấn đề theo cách cũ, học tập bị động, chỉ tiếp thu kiến thức theo một chiều thì sẽ rất khó để đem lại hiệu quả tốt. Chính vì vậy, giúp trẻ chủ động trong học tập là một việc làm tất yếu mà bố mẹ cần phải ghi nhớ nhằm giúp con phát triển bản thân và trở nên tốt hơn mỗi ngày. 

 

 

Cách giúp trẻ chủ động trong học tập là vấn đề được khá nhiều bố mẹ quan tâm

Cách giúp trẻ chủ động trong học tập hiệu quả

Không nhắc nhở, thúc ép con học bài

Một sai lầm của các bậc phụ huynh ở Việt Nam đó chính là quan trọng thời gian học hơn là khối lượng kiến thức mà con tiếp nhận được khi học. Chính vì thế, không khó để thấy được nhiều bố mẹ hiện nay đang dành quá nhiều thời gian cho việc thúc ép, bắt buộc con phải ngồi vào bàn học tập. 

 

Thế nhưng, đã bao giờ bố mẹ thử nghĩ rằng các con có thật sự thoải mái khi bố mẹ thúc ép hay chưa? Hay là những lời bắt ép con học bài của mình có thật sự đem lại hiệu quả hay chưa? Thực tế cho thấy, bắt buộc trẻ học bài không phải là một cách hay để giúp con học tập tốt hơn mà nó chỉ giúp bố mẹ giải quyết đi nỗi lo lắng rằng con không có nhiều thời gian để học. 

 

Thế nhưng trong khoảng thời gian đấy, các con học gì, tiếp thu được những gì lại không phải là vấn đề mà bố mẹ quan tâm. Hơn nữa, nếu các bậc phụ huynh nhắc con học thường xuyên còn hình thành nên thói quen ỷ lại, chỉ khi nào bố mẹ nhắc thì lúc đó mới là giờ học. Đây là một trong những hậu quả khá nghiêm trọng đến từ việc phụ huynh bắt ép con học quá nhiều. 

Rèn luyện cho con tư duy phản biện

Tư duy phản biện được hình thành từ chính quá trình chủ động học tập của con. Có thể nói rằng, khi con tự do tiếp thu kiến thức theo cách riêng của mình thì vốn kiến thức cũng sẽ đa dạng hơn, phong phú hơn, tích lũy được nhiều hơn. Do đó, các con hoàn toàn có cơ sở để đưa ra những ý kiến phản biện người khác nếu thấy không phù hợp. 

 

Hơn nữa, hiện nay các trường học ở Việt Nam đã bắt đầu khuyến khích học sinh phản biện nhiều hơn. Mỗi một người khi đối diện với một vấn đề thì đều có những góc nhìn khác nhau. Thế giới xung quanh chúng ta rất đa chiều. Chính vì thế, không thể nào lấy cái mình cảm nhận được để áp đặt lên người khác. 

 

Tuy nhiên, nếu trẻ bị động trong việc tiếp nhận kiến thức, không đủ bản lĩnh thì việc phản biện sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tư duy phản biện tác động đến việc tiếp nhận kiến thức và ngược lại. Chính vì thế, bố mẹ nên dành thời gian nhiều hơn để rèn luyện cho con khả năng tư duy này. 

 

 

Cách giúp trẻ chủ động trong học tập cần phải dựa trên chính thế mạnh của trẻ

Phát triển kỹ năng đọc - hiểu của con

Đọc - hiểu là một trong những kỹ năng vô cùng cần thiết nếu bố mẹ muốn con có thể chủ động hơn trong quá trình học tập. Bởi lẽ, khi trẻ bắt đầu chủ động hơn trong việc học, con sẽ phải tự mình tìm tòi, tích lũy kiến thức thông qua sách, báo, mạng internet… Để có thể lĩnh hội được tri thức của nhân loại, việc đầu tiên mà trẻ cần làm đó chính là rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu. 

 

Hơn nữa, về lâu dài thì đây cũng là một trong những kỹ năng mà các con cần phải quan tâm nhiều hơn. Bởi lẽ, trong công việc hay cuộc sống thì việc đọc - hiểu và tiếp thu kiến thức vẫn luôn cần thiết. Do đó, đây là một kỹ năng vô cùng cần thiết mà bố mẹ cần phải hỗ trợ con rèn luyện. 

Tự mình lên kế hoạch học tập riêng

Để việc chủ động học tập của trẻ diễn ra có định hướng hơn, trước tiên bố mẹ cần khuyến khích trẻ tạo ra một kế hoạch học tập phù hợp với bản thân. Con được quyền lựa chọn mục tiêu và lộ trình học tập. Mục đích của việc làm này chính là giúp trẻ không bị quá sức trong khi học. Con có mục tiêu vừa sức và sẽ biết cách phấn đấu, nỗ lực nhiều hơn để đạt được đích đến đã đưa ra ngay từ ban đầu. 

 

Ngoài ra, đây cũng là cách để con chủ động hơn trong vấn đề học tập. Thông thường, trẻ thường được bố mẹ hỗ trợ trong các vấn đề như lên kế hoạch, cách thức học tập… Thế nhưng, chỉ có các con mới thật sự hiểu được trình độ, năng lực của bản thân đang ở đâu, như thế nào. Chính vì thế, đây là việc làm cần thiết để trẻ có thể tự đưa ra được mục tiêu và tự quyết định sự thành công của mình. 

 

Nhìn chung, bố mẹ có thể là người hướng dẫn con cách lên kế hoạch học tập sao cho khoa học, cần có những thông tin gì… Còn lại việc mục tiêu như thế nào, lộ trình ra sao thì con sẽ là người được quyền quyết định. 

Được tự do lựa chọn phương pháp, các thức học tập

Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu bài của trẻ đó chính là việc phương pháp học tập không phù hợp. Chính vì thế, để các con có thể tiếp thu đầy đủ kiến thức thì nên để con được tự do lựa chọn phương pháp học. 

 

Không ít phụ huynh thường đi tham khảo các bạn học sinh giỏi học như thế nào, bố mẹ của các bạn ấy hướng dẫn ra sao rồi về áp dụng cho các con. Trong khi đó, bố mẹ không hề biết rằng mỗi một trẻ có những thế mạnh, mong muốn, năng lực và khả năng tiếp nhận kiến thức là khác nhau. 

 

Không có một công thức chung bất kỳ nào cho trẻ. Chính vì thế, để con tiếp thu tốt hơn khi học tập, bố mẹ nên hiểu được con muốn gì, con nên học theo phương pháp nào chứ không nên áp dụng các phương pháp học vốn dĩ đã không phù hợp với con. 

 

Hậu quả của việc làm này chính là sự chán nản, thiếu tự tin vào bản thân. Nếu sự việc này xảy ra thường xuyên thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của chính các con. 

 

Để con tự do lựa chọn phương pháp học là cách giúp trẻ chủ động trong học tập

Hạn chế thói quen kiểm tra bài cũ, sách vở của con

Không ít các bậc phụ huynh mỗi khi con đi học về đều kiểm tra sách vở, hỏi han con cái. Mặc dù xuất phát điểm của hành động này là quan tâm nhiều hơn đến trẻ nhưng vô tình chúng lại gây ra cảm giác bị kiểm soát. Hơn nữa, nếu trong quá trình học trẻ bị điểm kém, bị cô giáo phê bình sẽ khó để có thể bình tĩnh. Thường xuyên lo sợ nếu hôm nay về thì sẽ phải nói với bố mẹ như thế nào. Tất cả những hành động của bố mẹ dù là vô tình cũng có thể gây ra cho trẻ sự hiểu lầm không đáng có. 

 

Mặc dù vậy, bố mẹ cần lưu ý một điều rằng hạn chế kiểm tra sách vở không có nghĩa là mặc kệ, con thích học như thế nào thì học. Thông qua những giờ nghỉ giải lao, vui chơi cùng con, bố mẹ có thể lồng ghép vào đó những kiến thức của bài học. Hãy biến những câu hỏi của bài học thành một câu đố. Điều này sẽ giúp trẻ thoải mái hơn rất nhiều. 

 

Mục đích của việc làm này đó chính là vừa giúp bố mẹ kiểm tra được năng lực của con. Đồng thời không khiến cho trẻ cảm thấy bị gò bó, kiểm soát từ bố mẹ. 

Bố mẹ có thể dành lời khen ngợi cho con nhiều hơn

Quá trình trẻ tự chủ động trong khi học tập ắt hẳn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Chính vì thế, bố mẹ có thể ủng hộ trẻ nhiều hơn bằng cách dành cho con những lời khen. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên biết rằng khen ngợi trẻ cũng cần phải có nghệ thuật. Làm thế nào để khen nhưng không khiến cho các con có tâm lý chủ quan mà ngược lại còn phải nỗ lực nhiều hơn để đạt được mục tiêu kế tiếp. 

 

Tuyệt đối không tặng cho con những phần thưởng khi đạt được một thành tích nhất định trong học tập. Điều này khiến cho trẻ nghĩ rằng việc học của mình là cho người khác, là vì được thưởng chứ không phải vì bản thân mình. Đây là một trong những việc làm mà các bậc phụ huynh đang mắc phải hết sức sai lầm. Có rất nhiều cách để thể hiện rằng mình đang tán dương, ủng hộ hành động đó của con. Tuy nhiên, bố mẹ cần phải lưu ý đâu là cách phù hợp để có thể thúc đẩy trẻ cố gắng nhiều hơn. 

Tạo ra các hoạt động vừa học vừa chơi cùng con

Ở lứa tuổi của trẻ, các con vẫn đang gặp phải một vấn đề lớn đó chính là sự ham chơi. Điều này khiến cho đôi khi kiến thức sẽ bị gián đoạn và gặp phải rất nhiều vấn đề khác nhau. Do đó, để giảm bớt sự căng thẳng cho trẻ, không khiến các con phải ngồi ở bàn học quá nhiều và học những kiến thức khô khan thì bố mẹ có thể tạo ra những hoạt động vừa học vừa chơi cùng con. 

 

Mục đích của việc làm này đó chính là biến những buổi học trở nên vui nhộn, dễ tiếp thu và không bị gò bó. Trẻ trong quá trình học nhận thấy được sự vui vẻ cũng trở nên thoải mái hơn. Điều này tác động rất tích cực đến khả năng tiếp nhận kiến thức, nhất là khi các con cảm thấy phương pháp học của mình đang rất khô khan. 

 

Trong quá trình vừa học vừa chơi, bố mẹ có thể lồng ghép vào đó cách dạy con một số kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Đây là một trong những cách học đang rất được ưa chuộng hiện nay. 

 

 

Tạo ra các hoạt động vừa học vừa chơi giúp con nâng cao được ý thức tự giác của bản thân

Bài viết trên là một số chia sẻ hữu ích về cách giúp trẻ chủ động trong học tập. Đây là những phương pháp được rất nhiều bậc phụ huynh áp dụng trong quá trình tạo lập thói quen chủ động ở trẻ. Hy vọng rằng những thông tin bổ ích vừa rồi sẽ phần nào giúp cho trẻ có thêm sự tự tin và nỗ lực để đạt được thành tích tốt hơn trong học tập. Chúc các bạn thành công!