Lấy lại mật khẩu
x

Dấu hiệu bé chậm hiểu, chậm tiếp thu mà bố mẹ cần chú ý

27/04/2021 | Blacasa Education

Nếu giúp con tập trung học tốt hơn thì bố mẹ nên quan tâm đến các dấu hiệu bé chậm hiểu, chậm tiếp thu. Bởi lẽ nếu các bậc phụ huynh hỗ trợ con khắc phục tình trạng này thì thành tích và các kỹ năng học tập sẽ đều được tăng lên. Vậy biểu hiện của tình trạng bé chậm hiểu là gì? Bố mẹ cần phải lưu ý gì khi nhận thấy con có các dấu hiệu của việc chậm tiếp thu. Cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Thành tích học tập giảm sút, kém hơn so với các bạn

Trẻ trong quá trình học tập, nếu bố mẹ nhận thấy thành tích càng ngày càng sụt giảm, so với mặt bằng chung yếu hơn các bạn trong lớp thì có thể con đang gặp phải các vấn đề về việc tiếp thu kiến thức bài học. 

 

Khi các con học tập ở trên lớp, việc chậm tiếp thu dẫn đến kiến thức giáo viên truyền đạt cho bị hạn chế. Điều này khiến trẻ không thể tập trung và tiếp nhận được đầy đủ từng nội dung của bài học. Chính vì thế, trong các bài kiểm tra, trẻ thường sẽ rất khó để hiểu, để hoàn thiện được. Hậu quả của vấn đề này chính là các con sẽ bị điểm kém, thành tích giảm sút so với các bạn trong lớp. 

 

Chính vì thế, nếu bố mẹ thấy con đang bị điểm kém thì cần phải tìm nguyên nhân, gốc rễ của vấn đề là ở đâu. Nếu con thật sự gặp phải tình trạng chậm tiếp thu bài học thì có thể kịp thời đưa ra những giải pháp khắc phục phù hợp. 

 

 

Một trong những dấu hiệu bé chậm hiểu, chậm tiếp thu là thành tích học kém hơn so với bạn bè cùng lớp

Thường xuyên kém tập trung, mơ màng trong giờ học

Trẻ trong quá trình học tập nếu có những biểu hiệu của việc không hiểu bài, thiếu tập trung thì sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng chán nản. Tình trạng này có thể đến từ việc giáo viên giảng bài thiếu thu hút, không đúng phương pháp học.

 

Chính vì thế, các con trong giờ học sẽ thường xuyên có những biểu hiện mơ màng, thiếu tập trung, bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố tác động từ xung quanh. Bên cạnh đó, việc thiếu tập trung cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ. Bởi lẽ, nếu tình trạng này diễn ra một cách thường xuyên thì con sẽ mất dần hứng thú với chuyện học tập. 

 

Nếu vấn đề này diễn ra trong một khoảng thời gian dài và bị lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ khiến trẻ không còn yêu thích việc học nữa. Đây là một trong những hậu quả khá nguy hiểm mà chậm tiếp thu để lại. Bởi lẽ, nguyên tắc đầu tiên để giúp con học tập tốt hơn đó chính là niềm tin, sự yêu thích và động lực.

 

Việc chậm tiếp thu nếu gây ra hậu quả này và bố mẹ không có cách để xử trí cho phù hợp thì sẽ gây ra cho trẻ vô số hệ lụy sau này. Chính vì thế, bố mẹ cần phải để ý nhiều hơn đến các dấu hiệu bất thường của con để có những hành vi điều chỉnh cho phù hợp. 

Có các biểu hiệu thiếu tự tin 

Trong quá trình học, nếu trẻ nhận thấy khả năng của bản thân còn hạn chế so với bạn bè thì có thể sinh ra tình trạng nhút nhát, thiếu tự tin. Đơn cử như việc thuyết trình trước đám đông. So với một học sinh hiểu bài, tiếp thu tốt thì sự tự tin sẽ được thể hiện rõ hơn so với những trẻ chậm hiểu, chậm tiếp thu. 

 

Sự tự tin là một trong những thứ mà trẻ rất cần không chỉ khi học tập mà còn trong cả tương lai mai sau. Chính vì thế, nếu bố mẹ muốn con trở thành những người có ích, tương lai phát triển thì nên giúp trẻ các phương pháp học tốt hơn. Điều này sẽ giúp cho lượng kiến thức mà trẻ tiếp thu được nhiều hơn. 

 

Chỉ khi nào bản thân các con cảm thấy mình hiểu bài, kiến thức của bản thân sâu rộng, đầy đủ thì lúc đó trẻ mới cảm thấy rằng mình tự tin hơn khi giao tiếp cùng người khác. Nhìn chung, sự tự tin của bản thân vô cùng quan trọng. Chính vì thế, kể cả con gặp các vấn đề trong cuộc sống thì bố mẹ vẫn nên bình tĩnh hỗ trợ trẻ để đạt được hiệu quả tối ưu nhất khi giáo dục. 

 

 

Dấu hiệu bé chậm hiểu, chậm tiếp thu là vấn đề được các bậc phụ huynh rất quan tâm

Kỹ năng sống bị hạn chế

Trẻ khi chậm hiểu, chậm tiếp thu đồng nghĩa với việc rất có thể kỹ năng sống của trẻ bị hạn chế. Điều này đến từ chính việc con thiếu kiến thức để làm chủ cuộc sống của mình. Chẳng hạn như khi học về tiếng Anh nếu trẻ tiếp thu kém thì kỹ năng giao tiếp cũng kém. Hay là nếu học về văn hóa Việt Nam mà con không thể nào nắm bắt được thì cũng sẽ khiến cho trẻ trở nên nhút nhát, kỹ năng tư duy vấn đề kém hơn. 

 

Tất cả các kiến thức mà trẻ đã được học ở trường, từ thực tiễn đời sống sẽ giúp cho các con hình thành nên kỹ năng sống cho bản thân. Do đó, nếu kiến thức không đủ thì cũng khiến cho kỹ năng sống bị thu hẹp. 

 

Về lâu dài, kỹ năng sống chi phối khá nhiều đến đời sống của trẻ. Chúng giúp cho công việc, tương lai của các con trở nên dễ dàng hơn. Hiện nay, xã hội đánh giá rất cao kỹ năng sống của trẻ. Một người có những kỹ năng cơ bản, cần thiết, biết đối nhân xử thế và giải quyết tình huống dễ dàng thì sẽ được trọng dụng hơn rất nhiều. 

 

Do đó, bố mẹ có thể hướng dẫn con cách học tập, tiếp thu kiến thức cùng với đó là trau dồi thêm cho trẻ khi hình thành kỹ năng sống. 

Khả năng học bài cũ, làm bài tập về nhà kém

Trẻ khi tiếp thu bài học kém thì sẽ dẫn đến việc không có kiến thức hoặc kiến thức chưa đủ. Điều này khiến cho đôi khi giáo viên kiểm tra bài cũ hoặc bài tập về nhà của các con sẽ thiếu. Đôi khi vấn đề này không phải đến từ việc con lười học. Có nhiều trẻ mặc dù rất cố gắng, dành thời gian và suy nghĩ hết sức để có thể hoàn thành. 

 

Thế nhưng, cố gắng thôi là chưa đủ. Nếu con không có kiến thức thì không thể nào hoàn thiện được bài tập về nhà. Quá trình giáo viên kiểm tra bài cũ cũng chỗ nhớ chỗ quên, thậm chí là nếu được hỏi một câu hỏi ngược lại thì cũng không hiểu. Bởi lẽ đã không hiểu bài thì dù có học đi chăng nữa thì cũng chỉ là học vẹt, không hiểu được bản chất của vấn đề. 

 

Khi con không làm bài tập về nhà hoặc không học bài cũ sẽ có hai nguyên nhân: thứ nhất là do trẻ lười học, thứ hai là do trẻ không đủ khả năng để học. Chính vì thế, khi nhận thấy trẻ có các biểu hiện của việc không làm bài tập về nhà thì bố mẹ cần phải quan sát kỹ hơn để biết được vấn đề mà trẻ đang gặp phải là gì. 

 

Không nên đánh đồng chuyện con lười học và tiếp thu kém. Bởi vì nếu đánh giá sai thì sẽ không thể nào kịp thời hỗ trợ trẻ trong vấn đề học tập. 

 

 

Con sẽ gặp nhiều khó khăn khi học, làm bài tập về nhà nếu tình trạng chậm tiếp thu diễn ra trong một khoảng thời gian dài

Trên đây là các dấu hiệu bé chậm hiểu, chậm tiếp thu thường gặp nhất ở trẻ. Các bậc phụ huynh cần phải quan tâm sát sao hơn đến các con để có thể phát hiện ra các biểu hiện bất thường và tìm cách khắc phục sao cho phù hợp. Hãy giúp con nâng cao thành tích học tập bắt đầu từ việc khắc phục tình trạng chậm tiếp thu của trẻ nhé. Chúc các bạn thành công!