Lấy lại mật khẩu
x

Làm sao khi con nhút nhát, giấu dốt, ngại trao đổi với giáo viên

03/06/2021 | Blacasa Education

Con nhút nhát, giấu dốt và ngại trao đổi với giáo viên sẽ khiến tình hình học tập ngày càng đi xuống và khó tiến bộ. Vậy cha mẹ phải làm sao khi con nhút nhát?

 

Nguyên nhân và giải pháp khi trẻ nhút nhát, giấu dốt

Trước khi tìm ra giải pháp khi con nhút nhát, giấu dốt thì phụ huynh và giáo viên cần tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này để từ đó “trị bệnh tận gốc”. 

Con học kém 

Nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ nhút nhát, hay giấu dốt, ngại giao tiếp với giáo viên là vì con học kém, không tự tin vào năng lực của mình, sợ sai, sợ bị chê cười. 

 

 

Con học yếu kém nên nhút nhát, giấu dốt, ngại giao tiếp vì sợ sai

Trong trường hợp này, trước tiên ba mẹ và giáo viên nên làm công tác tâm lý, gần gũi và thấu hiểu vấn đề của học sinh để các em bước qua rào cản tâm lý, thoải mái trò chuyện và trao đổi với cả hai bên những vấn đề trong học tập và cuộc sống. 

Việc tháo bỏ gánh nặng về tâm lý có thể nói là đã giúp các em được 50% trong quá trình nâng cao kiến thức, năng lực bản thân. Sau đó tất nhiên ba mẹ và thầy cô nên giúp con học hành tiến bộ hơn để tự tin hơn. 

Thói quen của cha mẹ

Các bậc cha mẹ ít khi để ý nhưng có một sự thật là việc bạn ứng xử hàng ngày ở nhà và ở ngoài sẽ ảnh hưởng rất rất nhiều đến nhận thức và cách ứng xử của trẻ. 

 

Khi con thấy bạn ở nhà thì hay cáu gắt, quát nạt người thân nhưng ra ngoài thì e dè trước người khác thì khi ra ngoài con cũng vậy, dẫn đến tình trạng trẻ nhút nhát, ngại giao tiếp với người khác. 

 

Trong học tập, con không dám trao đổi với giáo viên, chỉ nghe để đấy, chống đối mà không hiểu bài thật sự, khi không hiểu cũng không dám hỏi lại hay tranh luận tới cùng một vấn đề. Từ đó dẫn đến tình trạng hổng kiến thức. Lâu ngày càng khiến trẻ khó khăn trong việc học.

Giáo viên không cởi mở

Trẻ nhút nhát, giấu dốt, ngại giao tiếp vì bất kỳ lý do gì nhưng nếu thầy cô là người cởi mở, sẵn sàng mở lòng, tâm huyết và giành thời gian để lắng nghe học sinh thì các em đều có thể đáp lại. 

 

Không chỉ trao đổi về kiến thức mà khi cảm thấy gần gũi, an toàn và tin tưởng, các em cũng có thể trao đổi về những vấn đề trong cuộc sống, gia đình, bạn bè,... mà các em gặp phải với thầy cô. Do vậy, người giáo viên cũng góp một phần quan trọng trong việc giúp các em hết nhút nhát, giấu dốt và ngại giao tiếp.

 

Phụ huynh và giáo viên là những người ảnh hưởng nhiều nhất đến các em. Giữa hai người này cần có sự trao đổi thông tin liên tục và đều đặn. Làm thế nào để việc giao tiếp giữa phụ huynh và giáo viên được hiệu quả?

 

 

Cha mẹ hay la mắng trẻ ở nhà nhưng ra ngoài thì e dè cũng ảnh hưởng đến tính cách của trẻ

Cách giao tiếp hiệu quả giữa phụ huynh vào giáo viên

Thống nhất phương pháp giao tiếp

Dù là phương pháp nào thì cũng cần tuân theo quy định của nhà trường. Vì vậy hãy trao đổi với giáo viên về phương pháp giao tiếp giữa thầy cô và cha mẹ có theo yêu cầu đặc biệt nào hay cách thức riêng của trường hay không. 

Chủ động trao đổi với giáo viên

Nếu thầy cô ít trao đổi thường xuyên với bạn mà chỉ theo định kỳ hàng tháng hay trong những lần họp phụ huynh thì đừng ngại chủ động hỏi han tình hình của con qua giáo viên. Việc bạn quan tâm đến con cũng là tín hiệu cho thầy cô nhận ra và chủ động trao đổi với bạn hơn. 

Tận dụng buổi họp phụ huynh hay những lần gặp gỡ

Những buổi giao tiếp hai chiều là cơ hội tuyệt vời để thảo luận về kết quả học tập và những thành tích của con ở trường. Đây cũng là cơ hội để bạn hiểu hơn về con vì con ở trường chiếm phần lớn thời gian. 

 

Đừng ngại ngần đặt câu hỏi trong những phần giải đáp thắc mắc của giáo viên hoặc gặp riêng giáo viên từng môn học của con để hiểu kỹ hơn về tình hình học môn đó của con em mình. Và bạn cũng cần nhớ mọi cuộc thảo luận đều dựa trên sự tôn trọng giáo viên và ngược lại. 

 

 

Cha mẹ, thầy cô thường xuyên trao đổi để giúp trẻ hết nhút nhát và tự tin hơn

Sử dụng công nghệ

Ngày nay việc sử dụng công nghệ là không thể thiếu. Chắc chắn bạn cần trao đổi với giáo viên bằng một ứng dụng nhắn tin, email hoặc trò chuyện video nào đó hay các phần mềm thông báo tình hình học sinh cho phụ huynh được nắm rõ, hàng ngày. 

 

Công cụ học tập kỹ thuật số có thể bao gồm:

Lịch trực tuyến

Các phòng chat

Họp qua video

Thẻ báo cáo thời gian thực

Nhật ký bài tập về nhà

 

Trên đây là một số nguyên nhân và giải pháp khi con nhút nhát, giấu dốt, ngại trao đổi cũng như cách giao tiếp giữa phụ huynh và giáo viên sao cho hiệu quả. Hy vọng các bậc phụ huynh và giáo viên có thể tham khảo và áp dụng hiệu quả để mục đích cuối cùng là giúp học sinh tự tin, cởi mở trao đổi với mình. Chúc các bạn thành công.