Mất gốc toán nên bắt đầu từ đâu?

Mất gốc toán hiện nay đang dần trở nên phổ biến và ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích học tập của học sinh. Chính vì thế, bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn trả lời cho câu hỏi học sinh mất gốc toán nên bắt đầu từ đâu? Đây là những phương pháp được hầu hết người học đã áp dụng và thành công.

Học sinh mất gốc toán nên xây dựng quá trình học cụ thể

Tự đánh giá trình độ của bản thân

Việc tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu một trong những điều kiện tiên quyết để tìm ra phương pháp nhằm nâng cao kiến thức cho riêng mình. Bên cạnh đó, có thể nhờ thầy cô, bạn bè và những người xung quanh nhận xét về lực học của bản thân. Đồng thời, điều này còn giúp giáo viên phân loại được đối tượng giảng dạy của mình. Từ đó, có cách dạy phù hợp để hỗ trợ học sinh mất gốc môn toán nhanh tiến bộ hơn.

Xác định chỗ hổng kiến thức

Xác định phần kiến thức mà bản thân đang hổng rất quan trọng. Để tránh tình trạng ôn tập không đúng trọng tâm, học sinh cần nghiên cứu lại các chuyên đề mà mình đã được học và ghi chú lại những phần mà mình không hiểu, không nắm được.
Đây chính là cách nhanh tìm ra phần kiến thức bị hổng. Mỗi một chuyên đề đều có các cách học khác nhau. Nếu không nắm được mình đang bị thiếu ở đâu thì sẽ rất khó có phương pháp học tập phù hợp cho bản thân.
 
 
Tự bản thân phải xác định lỗ hổng kiến thức của riêng mình

Xây dựng mục tiêu và phương pháp học

Sau quá trình nắm được điểm mạnh, điểm yếu và phần kiến thức mình đang thiếu, học sinh bắt đầu lên một kế hoạch chi tiết cho việc tìm lại gốc môn toán của mình. Ví dụ như mục tiêu khi thi đại học là 8 điểm tức là chỉ cần đạt mức khá. Cách học của mình sẽ là học kiến thức cơ bản và làm các dạng bài tập nhuần nhuyễn.  
Mỗi một học sinh luôn có cho mình một mục tiêu riêng chính vì thế phương pháp ôn luyện của từng người cũng sẽ khác nhau.

Học sinh mất gốc toán nên có phương pháp học tập tối ưu

Học kỹ những kiến thức lý thuyết cơ bản

Tuy lý thuyết môn toán không dài và khó nhớ như các môn khoa học xã hội nhưng nếu không biết cách để ôn luyện thì sẽ rất khó tiếp thu kiến thức. Có một số mẹo để học lý thuyết hiệu quả như sau:
Tóm tắt lý thuyết theo chuyên đề và dạng bài sau đó bắt đầu họ, trong quá trình học áp dụng kiến thức vào một số bài tập để dễ hiểu
Hệ thống lý thuyết theo phương pháp sơ đồ tư duy
Môn toán có những phần kiến thức có liên quan đến nhau, nếu phần kiến thức trước đang bị hổng thì phải ưu tiên bù kiến thức từ lớp dưới. Bởi vì học sinh chắc chắn cần phải có lý thuyết cơ bản mới có thể vận dụng giải bài tập. Vì thế đây là yếu tố không thể bỏ qua.

Nghe giảng, ghi chép cẩn thận

Thời gian học tập trên lớp nên tập trung cao độ vào bài giảng. Bởi vì mỗi tiết học chỉ kéo dài 45 phút, giáo án lại dành cho số đông học sinh - những người có trình độ và khả năng tiếp thu khác biệt nhau. Nếu không chăm chú nghe thầy cô giảng thì mình sẽ không thể hiểu được hết nội dung dẫn đến bị hụt hơi so với các bạn trong lớp.
Song song với quá trình nghe giảng, học sinh nên ghi chép bài một cách có hệ thống, tránh lan man. Để việc ghi bài đạt được hiệu quả tốt, chúng ta cần tập trung vào các khái niệm chính, từ khóa sau đó lấy thêm các ví dụ để làm dẫn chứng cho khái niệm. Việc sử dụng các dạng sơ đồ và highlight cũng là một trong những cách giúp học sinh dễ tìm được phần kiến thức cần ghi nhớ.

Tích cực làm bài tập

Bất kể một môn học nào, nếu muốn học tốt phải chăm chỉ và tích cực làm bài tập. Trong quá trình làm bài tập, học sinh nên đi từ những bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập và bắt đầu nâng cao độ khó. Sau khi đã làm bài một cách thuần thục mới bắt đầu chuyển sang các phần khác.
Làm nhiều bài tập giúp mình ôn luyện phần kiến thức đã được học. Tuy nhiên, nếu làm quá nhiều trong một ngày vừa khiến bản thân cảm thấy mệt mỏi, vừa không mang lại hiệu quả. Hãy xác định một ngày mình nên làm bao nhiêu bài là vừa đủ, khiến mình cảm thấy thoải mái, không áp lực.
Sau khi làm xong bài tập, chúng ta nên xem lại một lượt các dạng bài vừa làm và bắt đầu đi vào phân tích. Trong trường hợp bài toán giải nhiều lần vẫn không tìm được đáp án, hãy học hỏi từ những người xung quanh. Khi nhận được trợ giúp, hãy tìm hiểu xem tại sao bài toán này lại làm như thế, vận dụng kiến thức nào, mình đã nắm chắc hay chưa?
Nếu bài toán mình làm đúng hãy tìm hiểu xem có cách giải nào mang lại hiệu quả và tiết kiệm thời gian không. Ngoài làm đủ, làm đúng, một bài toán giải mất ít thời gian cũng rất quan trọng.

Tham gia các khóa học, nhóm học

Tham gia vào các khóa học là việc làm cần thiết đối với học sinh mất gốc môn toán. Bởi vì thời gian học trên lớp, giáo viên không thể bao quát toàn bộ trong khi năng lực tiếp thu của từng người là khác nhau. Khi đó, các khóa học giúp chúng ta được quan tâm kỹ hơn, nâng cao trình độ học toán của bản thân.
Bên cạnh đó, có những người bạn học cùng có thể giúp nhau bổ sung những kiến thức còn thiếu, trau dồi thêm kỹ năng làm bài và tăng thêm sự gắn kết bạn bè.
Trong quá trình ôn tập, mỗi một giai đoạn tự bản thân nên đánh giá lại phương pháp học của mình đã phù hợp và mang lại hiệu quả hay chưa. Điều này sẽ giúp chúng ta có thể tự điều chỉnh được phương pháp học sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
 
 
Học cùng bạn bè đem lại hiệu quả tích cực
 
Bài viết trên đã chỉ ra những thông tin bổ ích về phương pháp học dành cho học sinh mất gốc môn toán. Bạn nên tham khảo cách học hiệu quả này để kịp thời tìm lại gốc cho bản thân.