Tâm lý học sinh cấp 3

Những khó khăn, rào cản tâm lý đối với học sinh lớp 12 hiện nay, là vấn đề được rất nhiều sự quan tâm không chỉ với giáo viên, phụ huynh và học sinh mà còn nhận được sự quan tâm từ xã hội. Với một số lượng lớn các học sinh lớp 12 rơi vào các hiện tượng như: trầm cảm,lo âu. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay, có rất nhiều trường hợp học sinh phá quạy, tự tử... Đây là biểu hiện của hiện tượng bất ổn về tâm lý.

Để có thể giúp các em cũng như các bậc phụ huynh hiểu biết hơn về tâm lý của học sinh cuối cấp chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân và đề ra một số phương hướng giúp các em cân bằng tâm lý, và có những định hướng tốt cho cuộc sống và tương lai của mình.

Trong trường THPT, nhất là học sinh lớp 12, những khó khăn, rào cản tâm lý không chỉ liên quan đến việc học sinh lĩnh hội lượng tri thức lớn hơn, khó hơn mà còn liên quan đến cách học, cách áp dụng các tri thức đó còn có những khó khăn, rào cản tâm lý khác, làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập của học sinh như các vấn đề hoàn cảnh gia đình, môi trường sống, bạn bè, bản thân cá nhân học sinh... những yếu tố này nếu tồn tại độc lập nó sẽ không có ý nghĩa những khi chúng gộp lại, liên kết với những yếu tố khác sẽ tạo ra những bất lợi làm cho học sinh gặp khó khăn trong học tập. 

Những khó khăn và rào cản tâm lý của học sinh cuối cấp

Những khó khăn và rào cản tâm lý của học sinh cuối cấp.

Khó khăn, rào cản tâm lý thường xảy ra đối với học sinh lớp 12 là các em phải chịu một sức ép lớn, phải thực hiện những công việc căng thẳng, đòi hỏi những nỗ lực, cố gắng nhiều hơn. Thậm chí có em không học được cách thích ứng dẫn đến kết quả học tập bị giảm sút rõ ràng.

Các em học sinh lớp 12 gặp khó khăn về cảm xúc trí tuệ ở mức cao nhất. Sự “ mệt trí”, “sức ép” và sự “thất vọng khi không đạt được mục tiêu’ là 3 cảm nhận thường xuyên của học sinh. Về mặt nhận thức, học sinh gặp khó khăn trong khả năng tiếp thu bài vở, xác định động cơ học tập và tự đánh giá bản thân. Khó khăn trong hành vi thể hiện chủ yếu qua cách học “nước đến chân mới nhảy”, ‘làm việc riêng’ và “không tuân theo kế hoạch”.

Theo chuyên viên tư vấn tâm lý học đường Lý Thảo cho hay với cường độ học tập khá cao, khối lượng công việc được giao vượt quá khả năng thực hiện, các em không có thời gian cần thiết để phục hồi sức làm việc sau một ngày học và sự mệt mỏi thể chất cũng ảnh hưởng đến các quá trình nhận thức, cảm xúc và ý chí. Khó khăn về cảm xúc và trí tuệ được đánh giá ở mức độ cao nhất:

+ Môi trường học tập căng thẳng trong đó: lịch học quá nhiều, áp lực do các môn học trên lớp, việc học thêm, chương trình học nặng so với khả năng học tập của các em...

+ Có nhiều kỳ thi quan trọng mà các em cần phải trải qua, đặc biết là kỳ thi tốt nghiệp và kì thi đại học sắp tới.

Đặc điểm nổi bật nhất ở học sinh lớp 12 là sự thay đổi cả về thể chât, tâm lý, lứa tuổi các em đang ở độ tuổi chuyển từ sống lệ thuộc sang sống độc lập về ý thức, nhận thức, lý tưởng sống. Các em đang ở giai đoạn cần có những quyết định có tính chất bước ngoặt cuộc đời. Nếu không được chẩn bị về thể chất, tâm lý, kiến thức, ... một cách đầy đủ sẽ khiến các em vấp phải nhiều khó khăn, rào cản dẫn đến những cú sốc về tâm lý, đời sống tinh thần của các em, làm cho các em có những thái độ, hành vi bất thường, tiêu cự mà người lớn khó hiểu. 

Các em có nhiều khó khăn, rào cản dẫn đến những cú sốc về tâm lý, đời sống tinh thần.

Nhìn chung, học sinh lớp 12 hiện nay thường phát triển khá đầy đủ về thể chất, được nuôi dưỡng tốt. Nhưng khi bước sang tuổi thanh niên, cùng với sự biến đổi sâu sắc về thể chất các em cũng phải trải qua những biến đổi sâu sắc về tâm lý. Chính vì thế mà ở lứa tuổi nay, các em thường có những biểu hiện khác lạ, nhiều khi là những hành động không tốt có thể gây ra hậu quả xấu...

Về phía gia đình, nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ phát triển, nhịp sống hối hả đã cuốn các bậc phụ huynh vào vòng xoáy của công việc và bạn bè. Những lo toan công việc khiến họ không có đủ thời gian để quan tâm, chăm sóc con cái. Khá nhiều bậc phụ huynh chưa thực sự hiểu con mình muốn gì, cần gì từ cha mẹ. Nghĩ rằng con mình chỉ cần có vật chất đầy đủ là được nên nhiều gia đình để cho con quá thoải mái về kinh tế và hành động. Cũng có nhiều trường hợp gia đình khá giả sợ con hư, dễ mặc vào các tệ nạn xã hôi nên bắt các em chỉ ở nhà... Tất cả những tác động trên đều tác động trực tiếp tới đời sống của các em. Nó ảnh hưởng tới đời sống tâm lý, tinh thần vì lứa tuổi này rất cần sự tiếp xúc giao lưu tích cực để bổ sung và hoàn thiện nhân cách. Đặc biệt với các em học sinh lớp 12, với quan niệm “đại học chính là cánh cửa duy nhất bước vào đời”, nhiều bậc phụ huynh chỉ chăm chú đầu tư cho con cái hết học chính đến học thêm để vượt qua kỳ thi, mà quên chia sẻ và hỗ trợ các em vượt quan nhữn khó khăn tâm lý trong học tập và hướng nghiệp.

Trong nhà trường: mặc dù trong thời gian gần đây vấn đề tâm lý của học sinh được quan tâm và lưu ý nhiều hơn. Tuy nhiên nó chưa thực sự phổ biến nhiều trong các trường học. Những cơ hội trao đổi về tâm lý giữa các em học sinh với thầy cô và cha mẹ không nhiều. Kèm thêm đó, thời gian học tập của năm học cuối cấp là quá nhiều và căng thẳng. 

Nhiều khó khăn, rào cản dẫn đến những cú sốc về tâm lý, đời sống tinh thần.

Các em vừa phải lo học hành, học phụ đạo, học thêm... Nên không có nhiều thời giandành cho các hoạt động tập thể và giải trí. Sự hoang mang vì không được thổ lộ và tìm kiếm nguồn hộ trợ tâm lý, cộng với nhiệm vụ học tập nặng nề và những yêu cầu quá sức từ gia đình và nhà trường đã tạo nên áp lực tâm lý rất lớn đối với học sinh.

Về môi trường xã hội, xã hội phát triển kép theo đó là nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên các tệ nạn xã hội cũng theo đó mà xuất hiện ngày càng nhiều. Mặt trái của cơ thể thị trường đã tác động tiêu cực tới nhận thức của các em dẫn tới lối sống ích kỷ, buông thả, đua đòi, thích hưởng thụ tạo ra những hiện tượng lệch lạc trong suy nghĩ và hành động của các em. Một số lượng không nhỏ các học sinh dù đang ngồi trên ghế nhà trường cũng dễ sa ngã vào các tệ nạn mà không lường trước được hậu quả.

Như vậy: Trong quá trình học tập ở trường PT, học sinh lớp 12 thường gặp phải các rào cản tâm lý, các rào cản đó tạo ra nhiều khó khăn cho các em ở nhiều mặt khía cạnh của cuộc sống. Tuy mức độ tác động của các khó khăn mà theo các em đánh giá là tương đối ít nhưng nó vẫn có những ảnh hưởng nhất định làm cho các em gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống làm cho các em không đạt được những mục tiêu đã đặt ra.

Việc đưa ra các giải pháp khả thi, cụ thể và thực hiện nó là một điều thực sự cần thiết. Không chỉ giúp các em học sinh có được một tâm lý thoải mái, tạo ra một mối trường sống và học tập thuận lợi hơn với các em mà còn nâng cao được chất lượng giáo dục trong nhà trường. Hướng tới một môi trường giáo dục, tiên tiến, phát triển về nhiều mặt.

1) Hình thành biểu tượng "cái tôi” có tính hệ thống

Vị thế xã hội của lứa tuổi thanh niên có nhiều thay đổi so với lứa tuổi trước đó. Một mặt với sự phát triển của các mạng xã hội, các mối quan hệ xã hội của thanh niên được mở rộng. Mặt khác, khác với học sinh lớp dưới, học sinh cuối cấp II và học sinh cấp III đứng trước một thách thức khách quan của cuộc sống: phải chuẩn bị lựa chọn cho mình một hướng đi sau khi tốt nghiệp phổ thông, phải xây dựng cho mình một cuộc sống độc lập trong xã hội… Những thay đổi trong vị thế xã hội, sự thách thức khách quan của cuộc sống dẫn đến làm xuất hiện ở lứa tuổi thanh niên những nhu cầu về hiểu biết thế giới hiểu biết xã hội và các chuẩn mực quan hệ người - người, hiểu mình và tự khẳng định mình trong xã hội...

Bước sang tuổi thanh niên, các chức năng tâm lý của con người cũng có nhiều thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển trí tuệ, khả năng tư duy. Các nghiên cứu tâm lý học cho thấy rằng hoạt động tư duy của thanh niên rất tích cực và có tính độc lập tư duy lý luận phát triển mạnh. Thanh niên có khả năng và rất ưa thích khái quát các vấn đề. Sự phát triển mạnh của tư duy lý luận liên quan chặt chẽ với khả năng sáng tạo. Nhờ khả năng khái quát thanh niên có thể tự mình phát hiện ra những cái mới. Với họ điều quan trọng là cách thức giải quyết các vấn đề được đặt ra chứ khống phải là loại vấn đề nào được giải quyết. Học sinh cấp III đánh giá các bạn thông minh trong lớp không dựa vào điểm số mà dựa vào cách thức giải bài tập. Họ có xu hướng đánh giá cao các bạn thông minh và những thầy cô có phương pháp giảng dạy tích cực, tôn trọng những suy nghĩ độc lập của học sinh, phê phán sự gò ép, máy móc trong phương pháp sư phạm.

Trên cơ sở các điều kiện khách chủ quan nêu trên tự ý thức phát triển.

Nghiên cứu khả năng đánh giá con người của thanh niên nhiều nhà tâm lý học nhận thấy rằng khi đánh giá con người nếu như thiếu niên thường nêu lên những đặc điểm mang tính nhất thời liên quan đến những hoàn cảnh cụ thể trong các mối quan hệ với bố mẹ hoặc thầy cô giáo, thì thanh niên chú ý nhiều hơn đến những phẩm chất nhân cách có tính bền vững như các đặc điểm trí tuệ, năng lực, tình cảm, ý chí, thái độ đối với lao động, quan hệ với những người khác trong xã hội… Từ chỗ nhìn nhận được những phẩm chất mang tính khái quát của người khác dần dần con người tự phát hiện ra thế giới nội tâm của bản thân mình. Các em ở lứa tuổi thiếu niên cảm nhận được các rung động của bản thân và hiểu rằng đó là trạng thái "cái tôi" của mình. Song nhờ tư duy khái quát phát triển trên cơ sở tiếp thu các tri thức chung mang tính phương pháp luận thanh niên ý thức được các mối quan hệ giữa các thuộc tính tâm lý và các phẩm chất nhân cách, có khả năng tạo được một hình ảnh “cái tôi" trọn vẹn và đầy đủ hơn để từ đó xây dựng các mối quan hệ với người khác và với chính mình.

Biểu tượng về "cái tôi" trong giai đoạn đầu của lứa tuổi thanh niên thường chưa thật rõ nét. Do đó tự đánh giá về bản thân không ổn định và có tính mâu thuẫn. Tôi trong biểu tượng của tôi rất tuyệt vời song thanh niên cũng dễ rơi vào trạng thái nghi ngờ điều đó. Nhu cầu giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp với bạn bè đồng lứa phát triển mạnh ở lứa tuổi này đã thực hiện một chức năng quan trọng là giúp thanh niên dần hiểu mình rõ hơn, đánh giá bản thân chính xác hơn thông qua những cuộc trao đổi thông tin, trao đổi các đánh giá về các hiện tượng mà họ quan tâm.

Thông thường biểu tượng về cái tôi được hình thành theo hướng các thuộc tính tâm lý của con người như một cá thể được nhận biết sớm hơn các thuộc tính nhân cách. ở giai đoạn đầu thanh niên rất nhạy cảm với những đặc điểm của hình thức thân thể. Họ so sánh mình với người khác qua các đặc điểm bên ngoài. Một hiện tượng rất thường gặp là học sinh cấp III bắt chước thầy cô giáo mà họ yêu quý hay một người mẫu lý tưởng nào đó mà họ chọn cho mình, từ cách ăn mặc, cử chỉ, dáng đi. Trong giai đoạn phát triển tiếp theo các đặc điểm nhân cách như ý chí, tình cảm, trí tuệ, năng lực, mục đích sống... ngày càng có ý nghĩa, tạo nên một hình ảnh "cái tôi” có chiều sâu, có hệ thống, chính xác và sống động hơn.

Ý thức về cái tôi rõ ràng và đầy đủ hơn đã làm cho thanh niên có khả năng lựa chọn ,con đường tiếp theo, đặt ra vấn đề tự khẳng định và tìm kiếm vị trí cho riêng mình trong cuộc sống chung.

2) Nảy sinh cảm nhận về "tính chất người lớn" của bản thân.

Cảm nhận về "tính người lớn" của chính 'bản thân mình là một trong những nét tâm lý đặc trưng xuất hiện trong giai đoạn chuyển từ lứa tuổi thiếu niên sang tuổi thanh niên. Thực tiễn cho thấy rằng sự nảy sinh cảm nhận đó ở lứa tuổi thanh niên là một trong những yếu tố tâm lý góp phần tạo nên những mối quan hệ bất bình ổn giữa cha mẹ và con cái, làm cho tần số giao tiếp giữa cha mẹ và con cái giảm xuống và thay vào đó là nhu cầu giao tiếp của thanh niên với bạn đồng lứa tăng lên.

Bước sang tuổi thanh niên các em có cảm nhận rõ rệt rằng mình đã lớn hay mình cũng gần giống người lớn, sắp trở thành người lớn. Ranh giới giữa tuổi thanh niên và tuổi người lớn trong con mắt của thanh niên không phải bao giờ cũng hiện lên một cách rõ ràng. Trong quan hệ với trẻ nhỏ tuổi hơn hay trong quan hệ với các bạn đồng lứa thanh niên có xu hướng cố gắng thể hiện mình như những người đã lớn. Họ hướng tới các giá trị của người lớn, so sánh mình với người lớn, mong muốn được tự lập, tự chủ trong giải quyết các vấn đề của riêng họ. Tuy nhiên thực tiễn cuộc sống đã đưa thanh niên vào một hoàn cảnh đầy mâu thuẫn. So sánh mình với người lớn, học sinh cấp III hiểu rằng mình vẫn còn nhỏ, còn phụ thuộc. Nếu như lứa tuổi trước đó sẵn sàng chấp nhận quan hệ người lớn - trẻ con, thì đối với thanh niên tính chất như vậy trong quan hệ giữa họ với người lớn được họ coi như là không bình thường. Thanh niên cố gắng khắc phục kiểu quan hệ đó. Xuất hiện một mâu thuẫn giữa ý muốn chủ quan và hiện thực khách quan: muốn trở thành người lớn song thanh niên ý thức được rằng mình chưa đủ khả năng. Mâu thuẫn này đã tạo ra những thay đổi lớn trong lĩnh vực tình cảm của lứa tuổi thanh niên. Những nghiên cứu về tính cách thanh niên bằng các trắc nghiệm TAT và Rorschach cho thấy rằng tính hay lo lắng đã tăng từ độ tuổi 12 đến độ tuổi 16. So với các lứa tuổi trước đó mức độ lo lắng trong giao tiếp với mọi người (với bạn bè, thầy cô giáo, người lớn…) ở lứa tuổi thanh niên cao hơn hẳn và đặc biệt cao trong giao tiếp với bố mẹ hay với những người lớn mà thanh niên cảm thấy bị phụ thuộc. Theo thói quen thông thường trong quan hệ với con cái đã bước vào tuổi thanh niên, các bậc cha mẹ vẫn thường xem họ như những đứa trẻ mà ít chú ý đến nhu cầu nội tâm của họ. Kiểu quan hệ mang tính sai khiến, áp đặt cứng nhắc hoặc những biểu hiện tình cảm mẹ - con thái quá đối với lứa tuổi này thường gây ra những hậu quả không mong đợi. A.E.Litrco - một chuyên gia tâm thán học nổi tiếng của Liên bang Nga về lứa tuổi thanh niên nhận định rằng lứa.tuổi từ 14 đến 18 là lứa tuổi khủng hoảng đối với tâm thần học. Ở lứa tuổi này các biểu hiện rối loạn nhân cách tăng lên rõ rệt và trong phần lớn các trường hợp, chúng có nguồn gốc sâu xa trong các quan hệ cha mẹ - con cái, quan hệ thầy - trò không thuận lợi.

Trên cơ sở phát triển sinh lý, mức độ chín muồi của quá trình phát triển các đặc điểm sinh lý giới, sự cảm nhận về tính chất người lớncủa bản thân mình ở thanh niên không phải là một cảm nhận chung chung mà liên quan chặt chẽ với việc gắn kết mìnhvào một giới nhất định. Từ nhận thức đó ở thanh niên nam (nữ) dần dần hình thành những nhu cầu, động cơ, định hướng giá trị, các quan hệ và các kiểu loại hành vi đặc trưng cho mỗi gia đình.