Lấy lại mật khẩu
x

Trẻ tiếp thu chậm và những điều bố mẹ cần phải ghi nhớ

26/04/2021 | Blacasa Education

Trẻ tiếp thu chậm, thua kém bạn bè cùng lớp, thành tích học tập chưa tốt là một trong những vấn đề khiến cho không ít bố mẹ phải đau đầu để tìm giải pháp cải thiện tình trạng này. Bố mẹ cần phải biết được trẻ muốn gì? Tình trạng mà các con đang gặp phải như thế nào thì mới có thể đưa ra được cách khắc phục hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bố mẹ một số nguyên nhân, giải pháp thường được sử dụng nhất khi dạy con tiếp thu chậm. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Trẻ tiếp thu chậm là gì?

Có thể thấy rằng hiện nay không ít bố mẹ, thầy cô đang sử dụng cụm từ “trẻ tiếp thu bài học chậm” để chỉ những người có thành tích học tập kém, tiếp thu và ghi nhớ kiến thức bài học kém, khả năng đọc - hiểu chậm… Điều này dẫn đến việc gặp khó khăn trong quá trình học tập. 

 

Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc gắn mác cho trẻ là tiếp thu chậm là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Để biết được con có phải tiếp thu chậm hay không, bố mẹ cần phải trải qua một quá trình quan sát, hỏi han và quan tâm đến con nhiều hơn. 

 

Trẻ tiếp thu chậm có thể đến từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Do đó, để có thể đánh giá được chính xác tình trạng mà trẻ đang gặp phải thì bố mẹ phải sát sao với các con nhiều hơn. 

 

Trẻ học tập kém, thành tích thua xa so với bạn bè chưa hẳn đã đến là do tiếp thu chậm. Bố mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến nguyên nhân con mình đang gặp phải tình trạng này là gì để có cách hỗ trợ hợp lý. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ tiếp thu chậm 

Do con bị ảnh hưởng lớn từ các yếu tố xung quanh

Không ít trẻ bị ảnh hưởng khá lớn bởi các yếu tố từ môi trường xung quanh. Chúng có thể là tiếng ồn, tiếng nói chuyện, điện thoại, mạng xã hội, đồ chơi… Tất cả các yếu tố này có thể gây ra hiện tượng mất tập trung ở trẻ. Từ đó khiến cho con tiếp thu bài chậm hơn. 

 

Tuy nhiên, bố mẹ có thể hiểu được rằng đây là một trong những nguyên nhân khách quan. Do đó, các bậc phụ huynh muốn con tốt lên thì hoàn toàn có thể đưa ra các biện pháp để thay đổi tình trạng này. 

 

Các lý do đến từ khách quan bao giờ cũng đưa ra được giải pháp tốt hơn so với các nguyên nhân chủ quan, xuất phát từ chính vấn đề của trẻ. 

 

 

Trẻ tiếp thu chậm có thể do bị ảnh hưởng bởi các tác động xấu từ bên ngoài

Do con đang gặp phải một số vấn đề về tâm lý

Ở lứa tuổi đang trong quá trình hoàn thiện và hình thành tính cách, trẻ rất dễ gặp phải các vấn đề về tâm lý. Chẳng hạn như việc bố mẹ không hiểu mình, ép buộc mình thì sẽ dẫn đến sự mâu thuẫn, tự tin hay sự đánh giá chê bai từ thầy cô và những người xung quanh. 

 

Mỗi trẻ đều có thể gặp phải những vấn đề tâm lý khác biệt nhau. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng thật sự biết được con đang phải đối mặt với vấn đề gì để hỗ trợ trẻ giải quyết. Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài còn có thể gây ra hiện tượng chán nản và từ bỏ việc học tập. 

Do sức khỏe con đang có vấn đề

Sức khỏe cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp thu của trẻ. Nhìn chung, những vấn đề như ngủ không đủ giấc, thiếu vitamin, khoáng chất hoặc con đang gặp phải các bệnh về thần kinh, nội tiết đều có thể ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học. 

 

Tất cả những vấn đề về sức khỏe đều cần được bố mẹ quan tâm và chú ý nhiều hơn. Bởi lẽ đôi khi trẻ không thể hiện sự mệt mỏi và các biểu hiện nhất định ra bên ngoài. Do đó, nếu các bậc phụ huynh muốn biết được sức khỏe của trẻ ra sao, có ổn định để tiếp tục việc học hay không thì mới có thể đưa ra những biện pháp kịp thời nhằm hỗ trợ con. 

Do khả năng tiếp thu của con hạn chế

Có một số trẻ nguyên nhân dẫn đến việc tiếp thu bài chậm là do chính bản thân các con. Một số trẻ có IQ quá thấp sẽ khó có thể nghe - hiểu được người dạy đang muốn truyền đạt gì. Hoặc một số trẻ quá thông minh thì sẽ nghĩ rằng đây là kiến thức quá bình thường so với mình và có thái độ không hợp tác khi học. 

 

Điều này làm giảm đi khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ, gây ra hiện tượng bỏ lỡ các nội dung trong chương trình học. Đây là một vấn đề khá lớn mà nếu bố mẹ không kịp thời phát hiện và có các hành vi điều chỉnh sao cho phù hợp thì sẽ dễ gây ra các tình huống xấu hơn trong quá trình học tập của trẻ. 

Do phương pháp học không phù hợp

Trẻ tiếp thu chậm đôi khi đến từ chính cách dạy không phù hợp. Thực tế cho thấy, hầu hết trẻ em đều sẽ có cách tiếp thu bài học riêng. Do đó, trong quá trình dạy học với một số lượng học sinh lớn, việc áp dụng một cách dạy cho nhiều học sinh sẽ khiến cho các con vô tình bị cho là tiếp thu chậm. 

 

Tuy nhiên, vấn đề này đôi khi đến từ chính cách dạy không phù hợp. Điều này sẽ dễ để thay đổi. Việc cần làm là điều chỉnh và thay đổi cách học sao cho hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của từng trẻ. 

 

 

Phương pháp học không phù hợp ảnh hưởng lớn đến việc trẻ tiếp thu chậm

Dấu hiệu của trẻ tiếp thu chậm 

Thành tích học tập kém 

Thành tích học tập kém là một trong những dấu hiệu thường gặp khi trẻ tiếp thu chậm. Lượng kiến thức mà các con dung nạp được vào ít hơn nhiều so với nội dung chương trình yêu cầu. Điều này khiến cho trẻ khó có thể hoàn thành bài kiểm tra của mình với điểm số cao. 

 

Do đó, nếu bố mẹ thấy con có thành tích học tập kém thì đây là một trong những dấu hiệu của việc tiếp thu bài chậm. 

Thường xuyên có dấu hiệu lơ là trong khi học

Trẻ tiếp thu bài chậm hoặc khó tiếp thu kiến thức sẽ dẫn đến tình trạng lơ là trong khi học. Bởi lẽ, một khi trẻ đã cảm thấy mình không thể tiếp thu được nội dung học thì liền cảm thấy chán nản. 

 

Điều này khiến cho trong quá trình học, con thường xuyên có những biểu hiện như không tập trung, luôn bị thu hút bởi những thứ bên ngoài. Đây cũng là một trong những dấu hiệu thường thấy khi các con tập trung kém. 

Thường xuyên tự ti về bản thân

Trẻ khi học tập kém, tiếp thu chậm sẽ thường xuyên gặp phải những vấn đề khó khăn. Điều này gây ra sự tự ti về bản thân và suy nghĩ rằng mình kém cỏi. Bởi lẽ, tất cả trẻ đều cho rằng mình thua kém bạn bè mà không biết được rằng vấn đề mà bản thân đang gặp phải thật sự là gì. 

 

Chính vì thế, khi bố mẹ nhận thấy trẻ có những hành vi tự ti về bản thân, luôn so sánh mình với bạn bè trong lớp tức là lúc con đang gặp phải những vấn đề trong học tập mà chúng có thể đến từ việc tiếp thu bài chậm, thiếu hiệu quả của trẻ. 

Giải pháp dành cho trẻ tiếp thu chậm hiệu quả

Hạn chế tác động từ xung quanh

Để trẻ không bị ảnh hưởng quá nhiều từ các yếu tố xung quanh thì bố mẹ nên giúp con hạn chế những tác động xấu chẳng hạn như game online, mạng xã hội, điện thoại, phim ảnh, đồ chơi… 

 

Tất cả những thứ kể trên đều gây ảnh hưởng xấu đến việc học và tiếp thu bài của trẻ. Tuy nhiên, có một lưu ý dành cho các bậc phụ huynh đó chính là tuyệt đối không được dùng thái độ cương quyết, ép buộc trẻ không được sử dụng. Vì điều này đôi khi sẽ gây ra tác dụng ngược, khiến cho trẻ trở nên lì lợm và có các hành vi sử dụng giấu bố mẹ nhiều hơn. 

 

Chính vì thế, việc hạn chế các tác động xấu từ xung quanh phải dựa trên tinh thần tự nguyện của trẻ. Tùy từng con mà bố mẹ có thể đưa ra được những phương pháp phù hợp nhằm hạn chế trẻ chẳng hạn như cam kết thời gian chơi, học hợp lý hoặc sử dụng chúng như phương pháp học tập nhằm kích thích khả năng sáng tạo. 

 

 

Bố mẹ nên giúp con hạn chế các tác động xung quanh để cải thiện tình trạng tiếp thu chậm

Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý

Chế độ sinh hoạt ảnh hưởng khá lớn đến khả năng tiếp thu bài của trẻ. Chính vì vậy, bố mẹ cần thiết lập cho trẻ thói quen sinh hoạt khoa học, hợp lý. Kế hoạch sinh hoạt cần phải đảm bảo được ba yếu tố đó là giờ giấc sinh hoạt, ăn uống và vận động. 

 

Thông thường, trẻ phải ngủ đủ giấc. Giấc ngủ giúp các cơ quan trong cơ thể đào thải được chất độc và tái tạo lại các năng lượng tốt. Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng khá lớn đến thể trạng cơ thể. Trẻ nên được chuẩn bị những bữa ăn dầu chất dinh dưỡng, hạn chế các chất béo xấu, fastfood, thực phẩm được chế biến sẵn. 

 

Ngoài ra, các con cần phải thường xuyên vận động, tập thể dục, thể thao để tăng cường sức khỏe. Điều này còn giúp cho trẻ rèn luyện được sự bình tĩnh, tập trung và giúp cho tinh thần trở nên sảng khoái hơn. Chỉ khi nào tâm trạng của trẻ thật sự ổn định thì mới có thể tiếp thu bài học tốt.

Không tạo áp lực cho trẻ

Không ít bố mẹ vì thấy con học tập và tiếp thu bài kém hơn so với bạn bè mà đưa ra những lời so sánh, miệt thị, thậm chí là chửi mắng trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ lại không biết rằng tất cả những hành vi trên không những không giúp trẻ trở nên tiến bộ hơn mà còn gây ra những phản ứng ngược như sự tự ti, luôn coi bản thân là kém cỏi, chán nản với việc học. 

 

Chính vì thế, ngay hôm nay bố mẹ nên dừng ngay những lời nói làm ảnh hưởng đến trẻ. Tất cả những hành động trên đều gây ra sự buồn bực và chán nản của trẻ. Đồng thời, bố mẹ không nên đặt cho con những mục tiêu và kỳ vọng quá lớn. Điều này sẽ khiến cho trẻ cảm thấy áp lực và không thể nào học tập một cách tự do, thoải mái. 

Hỏi han thường xuyên để giải tỏa vấn đề tâm lý

Thường xuyên hỏi han, sát sao với con cũng là một trong những giải pháp thường được sử dụng khi muốn giúp con giải tỏa các vấn đề về tâm lý. Thông thường, bố mẹ quan tâm đến con còn giúp cho trẻ cảm nhận được tình yêu thường từ các bậc phụ huynh, biết được tâm tư, nguyện vọng của bố mẹ và từ đó nỗ lực, cố gắng nhiều hơn. 

 

Trái lại với các hành vi ép buộc, tạo áp lực cho trẻ thì hỏi han vừa giúp kết nối hai thế hệ trong gia đình lại vừa đem lại hiệu quả tích cực trong quá trình học tập và tiếp thu kiến thức của trẻ. Các con hiểu được sự ủng hộ từ bố mẹ thì sẽ biết cách làm thế nào để duy trì niềm tin đó. 

 

 

Hỏi han con thường xuyên sẽ giúp trẻ giải tỏa được áp lực tâm lý, từ đó tập trung học hơn

Lựa chọn phương pháp học tập phù hợp

Dựa trên thế mạnh và trình độ của trẻ, bố mẹ có thể khuyến khích các con tìm ra phương pháp học tập sao cho phù hợp. Một số trẻ muốn học tập thông qua việc sử dụng các giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác… 

 

Chính vì thế, các công cụ học tập dạng hình ảnh đa màu sắc, video, âm thanh hay là hiện vật thật để trẻ sờ, nắm được sẽ rất quan trọng. Tùy thuộc vào đặc điểm tâm lý của từng trẻ mà bố mẹ có thể đưa ra những phương pháp học tập khác nhau. 

 

Việc được học dựa trên những thứ mình thích, mình muốn sẽ làm tăng sự hưng phấn và sáng tạo của trẻ. Điều này giúp các con tiếp thu bài học nhanh chóng hơn, xóa đi sự chán nản khi học tập. 

Tạo ra các trò chơi kích thích sự tập trung của trẻ

Hiện nay, có vô số trò chơi kích thích được sự tập trung của trẻ. Việc kích thích sự tập trung này sẽ giúp cho các con chú ý hơn từ đó tiếp thu bài nhanh chóng, hiệu quả hơn. Các trò chơi bố mẹ lựa chọn nên dựa trên sở thích và những gì mà các con muốn. Để hiệu quả trò chơi được tối đa thì bố mẹ nên thường xuyên đưa ra các hoạt động này theo một lịch trình cố định. 

 

Một số trò chơi thường được sử dụng có thể là khoanh số, sudoku hoặc các hoạt động vui chơi, làm việc nhà phù hợp. 

 

Bài viết trên đã chỉ ra cho bố mẹ biết các nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục tình trạng trẻ tiếp thu chậm. Hy vọng những chia sẻ bổ ích trên sẽ phần nào giúp cho các bậc phụ huynh có thể hiểu con hơn. Từ đó đưa ra giải pháp phù hợp nhất để giúp trẻ cải thiện tình trạng tiếp thu chậm. Chúc các bạn thành công!