Lấy lại mật khẩu
x

Tuổi dậy thì và những hội chứng tâm lý dễ mắc phải

26/04/2022 | Blacasa Education

Ở tuổi dậy thì, cơ thể trẻ có sự thay đổi rõ rệt về tâm, sinh lý, nếu không nhận được sự quan tâm chia sẻ của bố mẹ và mọi người xung quanh, các em rất dễ cảm thấy hoang mang, lo lắng, dẫn đến những rối loạn về mặt tâm lý, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tình trạng học tập của trẻ.

Giai đoạn dậy thì là giai đoạn khó khăn với mỗi đứa trẻ, khi lần đầu tiên phải trải qua những sự thay đổi về mặt thể chất, cảm xúc. Đây cũng là giai đoạn mà trẻ có những thay đổi rõ rệt về mặt nhận thức và dễ gặp phải những vấn đề tâm lý nghiêm trọng.

Nguồn : internet

1. Nguyên nhân gây ra những hội chứng tâm lý tuổi dậy thì.

Tuổi dậy thì là giai đoạn trẻ trải qua những thay đổi về nội tiết bên trong cơ thể, các hormone sinh dục phát triển nhanh chóng, dẫn đến những thay đổi rõ rệt như ngực phát triển, có kinh nguyệt (ở con gái), vỡ tiếng, có ria mép (ở con trai),... Đối với bạn bè cùng trang lứa, trẻ dậy thì trước thường gặp phải những lời trêu chọc, hiểu lầm của bạn bè xung quanh, hoặc chính bản thân trẻ cũng cảm thấy hoang mang, bối rối.

Đây cũng là giai đoạn trẻ có những thay đổi rõ rệt về mặt nhận thức, dẫn đến tâm lý trẻ trở nên nhạy cảm, dễ bị áp lực từ các yếu tố bên ngoài như học tập, gia đình, bạn bè,...nếu không được cha mẹ quan tâm, chia sẻ kịp thời, rất dễ xảy ra tình trạng trầm cảm kéo dài, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và khả năng học tập của trẻ.

2.Dấu hiệu rối loạn tâm lý tuổi dậy thì ở trẻ.

Trẻ gặp phải những hội chứng rối loạn tâm lý ở tuổi dậy thì thường gặp phải những dấu hiệu sau đây:

  • Mất tập trung, lơ đễnh, khả năng học tập giảm sút.

  • Căng thẳng, dễ bực dọc, buồn vui thất thường, cáu gắt, hưng phấn thái quá đôi lúc tỏ ra hỗn láo với người lớn.

  • Luôn mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn, sinh hoạt thường ngày bị đảo lộn.

  • Trầm tính, ít nói, ngại chia sẻ, và giao tiếp với cha mẹ và mọi người xung quanh

  • Rối loạn suy nghĩ, thường có những suy nghĩ tiêu cực thậm chí lệch lạc.

  • Tình trạng nặng trẻ có thể chuyển từ rối loạn hành vi sang rối loạn tâm thần với những triệu chứng hoang tưởng.

  •  

3.Các hội chứng tâm lý thường gặp tuổi dậy thì.

3.1 Rối loạn cảm xúc.

Trẻ ở độ tuổi dậy thì gặp nhiều sự thay đổi về tâm lý, dẫn đến những thay đổi về mặt cảm xúc. Trẻ trở nên nhạy cảm hơn trước những sự việc, hiện tượng và lời nói xung quanh và thường dễ trở nên cau có, bực dọc, buồn vui lẫn lộn. Trẻ bị rối loạn cảm xúc sẽ khó kiểm soát được cảm xúc của mình, dẫn đến những hành xử không đúng mực, ảnh hưởng tiêu cực đến những người xung quanh và chính bản thân các em.

3.2. Stress kéo dài và trầm cảm.

Tuổi dậy thì cũng là lứa tuổi chịu nhiều áp lực từ học tập, gia đình, bạn bè... Thậm chí nhiều trẻ đã hình thành những suy nghĩ tiêu cực về vóc dáng của mình hay về trình độ của bản thân, hình thành các mong muốn vượt quá khả năng bản thân và gia đình... lâu ngày dẫn đến stress.

Khi rơi vào trạng thái stress, trẻ sẽ thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng, đau đầu, hay suy nghĩ luẩn quẩn, ngủ không yên giấc... dẫn đến kết quả học tập giảm sút, sức khỏe yếu hơn so với các bạn.

Trầm cảm có thể là hội chứng tâm lý tuổi dậy thì, đây là một rối loạn tâm thần dễ mắc phải do sự thay đổi hormone trong cơ thể, do áp lực từ xung quanh, việc học hành, áp lực từ bố mẹ, thầy cô, bạn bè hoặc từ các chất kích thích mà trẻ tập tành tìm hiểu... Triệu chứng trầm cảm tuổi dậy thì là: buồn bã, không quan tâm mọi thứ xung quanh, dễ mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, cảm thấy bi quan, sống khép mình, ngại giao tiếp với bạn bè và người thân...

3.3. Rối loạn hành vi

Nhiều trẻ hình thành ý nghĩ mình kém cỏi, tự ti và mất bình tĩnh khi bước vào độ tuổi dậy thì. Tâm lý tự ti dần dần khiến trẻ e dè, ngại tiếp xúc, không thích bộc lộ và hay nghi ngờ khả năng của bản thân. Tự ti sẽ khiến trẻ dễ rơi vào trạng thái stress, mệt mỏi, thừa cân... lâu ngày sẽ mắc các hội chứng tâm lý khác như: trầm cảm, hoang tưởng…

Ở tuổi dậy thì rất dễ bị tác động từ sách báo, phim ảnh bạo lực, các văn hóa phẩm đồi trụy từ bạn bè xấu, đây là nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn hành vi và hậu quả nghiêm trọng như trộm cắp, đua xe mạo hiểm, gây thương tích cho người khác, chống người thi hành công vụ, bỏ nhà ra đi, hỗn láo với người lớn…