Cẩm nang phụ huynh cấp 2

Cấp 2 là giai đoạn có nhiều thay đổi ở trẻ nhỏ. Đây là giai đoạn đầu của quá trình dậy thì ở trẻ nhỏ. Ở giai đoạn này, các em sẽ có những thay đổi lớn, cả về tâm và sinh lý. Đây là giai đoạn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và lối sống ở trẻ sau này. Vì vậy, ở giai đoạn này, cha mẹ cần có phương pháp và sự nhẫn nại cần thiết, nếu không các em sẽ dễ phát triển lệch lạc, thậm chí trở nên hư hỏng.

Những thay đổi ở trẻ cấp 2

Ở giai đoạn này trẻ có sự thay đổi lớn về tâm sinh lý, thể chất và về cả mặt trí tuệ. Về mặt tâm lý, trẻ bắt đầu phát triển cảm xúc và bắt đầu giữ khoảng cách với bố mẹ. Trẻ không muốn bố mẹ can thiệp sâu vào sở thích cá nhân hay những hoạt động tại trường lớp của trẻ. Các em cũng bắt đầu để ý đến ngoại hình, có thần tượng riêng và bắt đầu có cảm xúc giới tính. Về mặt sinh lý, cơ thể các em bắt đầu tiết hóc môn thúc đẩy sự thay đổi rõ rệt của ngoại hình. Các bộ phận cơ thể bắt đầu phát  triển và hoàn thiện chức năng. Nhiều em học sinh ở cuối cấp 2 đã có chiều cao và sự phát triển vượt trội.

Gia sư  học sinh cấp 2.

 

Gia sư  học sinh cấp 2.

Ở lứa tuổi cấp 2 các em cũng bắt đầu có quan điểm cụ thể về cuộc sống, biết đánh giá đúng sai. Các em cũng dần đặt ra câu hỏi về ý nghĩa cuộc sống và lý do mình tồn tại trong cuộc sống.

Lời khuyên dành cho cha mẹ

Do có quá nhiều sự thay đổi, nhiều em lâm vào tình trạng khủng hoảng và không biết nên lắng nghe lời khuyên hay tìm chỗ dựa tinh thần ở đâu. Ở giai đoạn này, cha mẹ cần luôn ân cần, quan tâm đến sự thay đổi và luôn cố gắng trở thành một người bạn tốt của trẻ. Cha mẹ có thể thực hiện những lời khuyên sau đây:

  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động mang tính tập thể, cộng đồng: Tại các hoạt động như vậy, các em được hòa mình vào các hoạt động với bạn bè cùng lứa tuổi, từ đó giảm thiểu tâm lý sống khép kín và rời bỏ được tư tưởng không có ai hiểu mình.

  • Tôn trọng không gian riêng của con: Ở lứa tuổi này, bạn không nên vào phòng trẻ mà không gõ cửa. Trẻ muốn có không gian riêng để tự do thể hiện phong cách và cá tính của mình.

  • Đứng trước những vấn đề trẻ gặp phải, tốt nhất hãy đưa ra các câu trả lời mang cảm xúc thay vì lý trí: Hãy hiểu trẻ nhiều hơn và lắng nghe để hiểu được ý kiến các em.

  • Không bao giờ được khiến con thất vọng về bản thân. Hãy tập trung vào những tiềm năng của con: Hãy xác định tiềm năng của trẻ

  • Hãy thực tế khi đặt kỳ vọng vào con: nếu đặt kỳ vọng cao quá sẽ khiến con bị áp lực và dễ trở nên stress.

  • Bố mẹ, thầy cô phải là tấm gương cho con, đặc biệt không được tranh cãi trước mặt con. Điều này thực sự quan trọng và ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Những trẻ ở trong gia đình bố mẹ thường xuyên bất hòa thường có tính nết cáu bẳn, ưa bạo lực và rất khó bảo.

Trên đây chỉ là những lời khuyên cơ bản về tâm lý học sinh cấp 2 dành cho cha mẹ. Dạy con là cả một hành trình dài và là dự án lớn nhất trong cuộc đời mỗi cha mẹ. Các cha mẹ cần nhẫn nại và yêu thương đủ nhiều để cùng con khôn lớn.