Lấy lại mật khẩu
x

Văn hoá già bảo trẻ vâng

03/04/2017 | Blacasa Education

Văn hoá kính trọng người già là một nét đẹp của văn hoá Á đông. Tuy nhiên, việc áp dụng máy móc đặc biệt là trong văn hoá gia đình cũng gây ra một số mặt tiêu cực trong giáo dục thanh thiếu niên. Chúng ta cần nhìn thẳng vào sự thật để xác định xem nên hiểu giữ lại nét văn hoá đó như thế nào mà không làm rào cản trong giáo dục hiện đại.

Chúng ta thường hay nghe câu "trứng khôn hơn vịt" từ những người lớn tuổi dành cho người trẻ tuổi khi họ đưa ra quan điểm của mình về một vấn đề gì đó khác với người lớn tuổi. Câu này nghe có nghĩa tiêu cực, và mạc định con người ta phải theo một "lẽ" là vịt thì phải khôn hơn trứng. Và mọi ý kiến của "trứng" thì không thể bằng ý kiến của "vịt". Nhưng điều đó có đúng? Có một số ý kiến để bác bỏ luận điệu này. 

Lý do người nhiều tuổi nên tôn trọng ý kiến người ít tuổi hơn

Thứ nhất: thế giới rộng lớn, không ai giỏi hơn ai ở tất cả mọi việc

Đành rằng người nhiều tuổi có thể có nhiều trải nghiệm hơn người ít tuổi, nhưng thế giới là rộng lớn, có rất nhiều lĩnh vực và không thể ở lĩnh vực nào ngừoi nhiều tuổi đã có thể biết nhiều hơn ngừoi ít tuổi. Tuy ít tuổi nhưng có thể họ đã trải nghiệm điều đó trước cả người lớn tuổi.

Thứ hai: thế giới quan và trình độ nhận thức của mỗi người là khác nhau. 

Mỗi người có một thế giới quan khác nhau. Ví dụ có nhiều người có khả năng, năng khiếu đặc biệt về một số lĩnh vực khác, họ tiếp thu nhanh hơn người khác, thậm chí có nhiều thứ họ đã cảm nhận được từ khi còn rất bé, mà ngay cả người lớn được học cũng rất khó cảm nhận. Vì vậy, đôi khi tuổi tác và kinh nghiệm chưa thể đánh giá hết được khả năng, kiến thức của một người.

Thứ ba: Quyền được tôn trọng ý kiến

Và cuối cùng cũng là điều quan trọng nhất đó là, mọi người đều có ý kiến cá nhân. Pháp luật và nhân quyền đều quy định quyền bình đẳng, nên dù thế nào thì ý kiến của mỗi người vẫn phải được tôn trọng kể cả đó có là người trẻ tuổi hay là một đứa bé. Theo công ước về quyền trẻ em, mọi trẻ em đều có thế giới riêng và mọi người đều phải tôn trọng ý kiến của trẻ.

 

Hãy tôn trọng mọi ý kiến của trẻ nhỏ và những người trẻ tuổi hơn. Ảnh sưu tầm.

 

Những tác động tiêu cực của văn hoá "già bảo trẻ vâng" máy móc tới giáo dục

Khi mà người trẻ không được khuyến khích để nêu ra quan điểm của mình hoặc ý kiến của họ không được tôn trọng bình đẳng, sẽ dẫn đến hai xu hướng tiêu cực. Một là người trẻ cảm thấy bị bất công và không hài lòng, và họ có thể đối xử không công bằng với người trẻ tuổi hơn mình. Điều thứ hai là người trẻ sẽ cảm thấy tự ti và không dám nói ra quan điểm của mình. Hai điều này sẽ kiềm hãm sự phát triển của người trẻ tuổi.

Kết luận

Trong giáo dục hiện đại, giáo sư luôn phải trân trọng ý kiến của sinh viên. Cô giáo phải tôn trọng ý kiến của học sinh. Việc học sinh nêu lên quan điểm của mình là điều hết sức đáng quý và nên khích lệ thay vì trù dập và bị đánh giá là "hư". Chúng ta, nên giữ những văn hoá tốt đẹp theo những trường hợp cụ thể, còn những gì đã lạc hậu và cản trở sự phát triển giáo dục thì nên mạnh mẽ bỏ qua. Tuy nhiên để thay đổi được thì không phải dễ và nên bắt đầu từ cách cư xử của phụ huynh với các con trong gia đình sau đó tới cư xử của giáo viên với học sinh trong nhà trường, rồi tới cư xử giữa người nhiều tuổi và người ít tuổi hơn trong xã hội.

 

The Man.