Lấy lại mật khẩu
x

Nên để con học nhóm hay học một mình thì hiệu quả hơn?

22/04/2021 | Blacasa Education

Trẻ học nhóm hay học một mình hiệu quả hơn là một trong những vấn đề được khá nhiều bố mẹ quan tâm khi lựa chọn phương pháp học cho con. Mỗi hình thức học sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến kết quả học tập của trẻ. Vậy nên để con học nhóm hay tự học thì sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn? Ưu, nhược điểm của từng hình thức học là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời cho riêng mình nhé.

Ưu, nhược điểm của hình thức học nhóm đối với trẻ

Ưu điểm của hình thức học nhóm

Dễ trao đổi

Một trong những lợi ích lớn nhất khi học nhóm đó là các con có thể dễ dàng trao đổi được với bạn bè. Bất kỳ khi nào gặp phải khó khăn trong quá trình học tập thì con có thể đưa ra để thảo luận. Những người bạn sẽ giúp trẻ giải đáp được khúc mắc trong khi học tập. 

 

Điều này khiến cho trẻ không bị bỏ lỡ quá nhiều phần kiến thức. Bởi lẽ các vấn đề đều được đưa ra bàn luận và giải quyết theo hướng phù hợp. Điều này là rất cần thiết đối với các con nếu muốn quá trình tiếp nhận kiến thức diễn ra suôn sẻ. 

Kết nối bạn bè

Với lợi thế về số lượng người học đông, con có thể dễ dàng kết nối được với những người bạn trong nhóm. Điều này giúp tăng cường mối quan hệ gắn bó và thân thiết với bạn bè. Đây cũng là một trong những kỹ cần phải có ở trẻ. Kỹ năng này còn giúp ích cho con ngay cả khi trưởng thành.

Có thể bổ sung kiến thức cho nhau

Mỗi một thành viên trong nhóm sẽ đều có năng lực, kiến thức và cách tư duy vấn đề khác nhau. Do đó, trong quá trình học chung, trẻ có thể cùng nhau bổ sung kiến thức. Điều này vô cùng hữu ích bởi lẽ chúng sẽ giúp trẻ giải đáp được những thắc mắc ngay lập tức. 

 

Hơn nữa, người xưa vẫn có câu “học thầy không tày học bạn”, chính vì thế, đây được xem là một trong những lợi ích vô cùng thiết thực dành cho các con khi học nhóm.

 

 

Học nhóm hay học một mình hiệu quả hơn là câu hỏi được các bậc phụ huynh quan tâm

Có thêm động lực để học tập

Những người bạn trong cùng một nhóm học tập sẽ giúp thúc đẩy khả năng cạnh tranh và phấn đấu của trẻ. Đơn giản vì các con sẽ có suy nghĩ rằng trong nhóm khi bạn cố gắng, đạt thành tích tốt thì mình cũng cần phải nỗ lực nhiều hơn. 

 

Chỉ cần có động lực là cơ hội học tập tốt hơn sẽ đến. Bởi lẽ, động lực giúp thúc đẩy sự cố gắng, khả năng tập trung của trẻ. Do đó đây là cơ hội cần thiết để trẻ có thể phấn đấu nhiều hơn. 

Nhược điểm của hình thức học nhóm

Thời gian không linh động

Học nhóm do có số lượng người đông, chính vì thế để sắp xếp được một buổi học rất khó. Bên cạnh đó, nếu trong quá trình học, các con có việc bận thì sẽ không dễ dời được lịch học. Điều này khiến cho khi bận rộn trẻ sẽ bỏ lỡ một số buổi học cùng các bạn, kiến thức cũng vì thế mà hụt đi một chút. Hơn nữa, con có thể sẽ chưa bắt nhịp được ngay với lượng kiến thức và chương trình học của các bạn vào buổi mà mình nghỉ. 

Những môn cần học thuộc sẽ rất khó

Một trong những lợi ích của học nhóm đó chính là sôi nổi, dễ thảo luận nhưng đây cũng chính là hạn chế của hình thức học này. Với những môn tự nhiên, cần trao đổi nhiều thì rất dễ nhưng với những môn xã hội, cần học thuộc, yên tĩnh thì lại không phù hợp với hình thức học này. 

 

Do đó, các con cần phải biết được những môn nào thì nên học nhóm để không gây ảnh hưởng lẫn nhau. 

Phải chọn lọc đối tượng học cùng nếu không sẽ bị ảnh hưởng xấu

Trong quá trình học nhóm, các con ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng bởi tính cách, lối tư duy và suy nghĩ của những người bạn. Do đó, nếu bố mẹ không muốn con bị ảnh hưởng xấu bởi bạn bè thì nên giúp con lựa chọn những người bạn tốt. Điều này giúp cho trẻ hạn chế được khả năng học tập những thói hư tật xấu từ các bạn. Việc học nhóm cũng vì thế mà đem lại hiệu quả tốt hơn. 

 

 

Muốn việc học nhóm trở nên hiệu quả thì cần phải lựa chọn kỹ càng bạn cùng nhóm

Ưu, nhược điểm của việc học một mình đối với trẻ

Ưu điểm của hình thức tự học

Dễ dàng tập trung hơn

Đối với những môn học cần sự tập trung, yên tĩnh thì tự học là hình thức được ưu tiên hàng đầu. Bởi lẽ con sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ ai, toàn bộ không gian học tập đều phục vụ cho từng buổi học.

 

Điều này giúp cho con tập trung hơn trong quá trình học, không bị chi phối bởi các tác động bên ngoài. 

Tăng cường sự tự giác của bản thân

Học một mình giúp con hình thành được thói quen tự giác. Bởi lẽ con sẽ phải tự giác hoàn thành các công việc, bài tập của mình. Điều này khiến cho bố mẹ không cần phải kiểm soát trẻ quá nhiều.


Đây cũng là cách để tạo sự thoải mái, tâm lý và niềm tin của bố mẹ dành cho trẻ. Các bậc phụ huynh trong quá trình con tự học không nên ép buộc trẻ quá nhiều. Điều này gây ra sự mệt mỏi và chán nản ở trẻ. 

Dễ dàng phát triển các ý tưởng của bản thân

Trong quá trình tự học, bởi vì con không phải chịu áp lực và ý kiến từ bất kỳ ai. Do đó, trẻ hoàn toàn có thể tự do phát triển được suy nghĩ của mình. Ý tưởng của bản thân sẽ được thực hiện và suy nghĩ từ đầu đến cuối. Điều này giúp con rèn luyện được sự độc lập trong cách tư duy vấn đề tốt hơn. 

 

Ở giai đoạn phát triển ý tưởng, việc tự tư duy vấn đề là khá tốt cho trẻ. Các con sẽ có thêm sự tự tin, suy nghĩ thấu đáo mọi việc trước khi đi đến kết quả cuối cùng. 

Thời gian linh động hơn

Học một mình giúp cho quỹ thời gian học trở nên nhiều và linh động hơn. Với lợi thế về số lượng người ít, các con có thể học tập bất kỳ khi nào mà mình muốn, không cần phải phụ thuộc quá nhiều vào ai. 

 

Điều này giúp cho trẻ có thể gia tăng được quỹ thời gian học tập của mình. Đồng thời, con cũng vì thế mà có ý thức tự giác hơn trong việc học và hoàn thành bài tập, công việc của bản thân. 

 

 

Cần chú ý đến thời gian học tập khi lựa chọn học nhóm hay học một mình hiệu quả hơn

Nhược điểm của hình thức tự học

Hạn chế khả năng giao tiếp

Do các con chỉ học có một mình nên khả năng giao tiếp sẽ hạn chế hơn rất nhiều. Trong giờ học, thay vì trò chuyện với những người xung quanh thì con chỉ có một mình. Đây là một trong những mặt rất hạn chế, phải kể đến nhất là đối với những môn học cần có sự giao tiếp như ngoại ngữ. 

 

Học ngoại ngữ nếu có những đối tượng để giao tiếp thì trình độ của các con sẽ được gia tăng đáng kể. Chính vì vậy, giao tiếp hạn chế là nhược điểm của việc học một mình. 

Gặp khó khăn không biết hỏi ai

Trong quá trình học chắc hẳn con sẽ gặp phải một số khó khăn nhất định. Lúc này trẻ sẽ không biết phải làm sao để tháo gỡ những vướng mắc và giải quyết vấn đề theo chiều hướng tốt nhất. Chính vì thế, các con rất cần có sự hỗ trợ từ phía những người xung quanh. Họ sẽ giúp con đưa ra cách khắc phục khó khăn. 

 

Thế nhưng, nếu con chỉ học một mình thì sẽ không biết hỏi ai, giải quyết vấn đề như thế nào. Điều này khiến cho trẻ phải đối mặt với nhiều khó khăn, áp lực hơn. Việc học cũng vì thế mà trở nên đình trệ do phải chịu ảnh hưởng từ những khó khăn gặp phải trong quá trình học. 

Dễ gây chán nản

Học với số lượng ít, tự mình phải giải quyết các vấn đề mà không có sự trao đổi qua lại giữa những người xung quanh khiến cho các con sẽ nhanh cảm thấy chán nản hơn. Trong lúc này, con sẽ thiếu đi sự động viên, góp ý từ những người xung quanh để giúp trẻ cảm thấy như được tiếp thêm động lực.

 

Điều này gây ra tâm lý chán nản, thiếu đi sự quyết tâm từ trẻ. Đây là một trong những mặt hạn chế thường gặp nhất khi còn ở lứa tuổi học sinh. Bố mẹ cần phải để ý và biết được những tâm tư, nguyện vọng của con. Tránh để trẻ rơi vào tình trạng chán nản, thiếu kiên nhẫn khi học tập. 

Học nhóm hay học một mình hiệu quả hơn?

Thực tế cho thấy không có bất kỳ câu trả lời nào chính xác cho việc học nhóm hay học một mình thì hiệu quả hơn. Bố mẹ nên xét đến yếu tố phù hợp để có thể giúp trẻ giải quyết vấn đề học tập một cách tốt hơn. 

 

Dù là học nhóm hay học một mình thì đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Do đó, xét về yếu tố hiệu quả thì bố mẹ cần phải biết được năng lực, trình độ của con như thế nào? Sở thích của con ra sao và mong muốn đối với từng môn học như thế nào. Chỉ khi nào bố mẹ hiểu rõ được trẻ muốn gì thì mới nên quyết định lựa chọn hình thức học.

 

Tuy nhiên, về cơ bản thì bố mẹ nên khuyến khích trẻ áp dụng hai hình thức học lại với nhau. Việc pha trộn và kết hợp giữa những ưu điểm của hai hình thức học sẽ giúp con đạt hiệu suất học tốt nhất. 

 

Chẳng hạn như những môn cần giao tiếp nhóm, sự sôi nổi như ngoại ngữ, toán thì nên học cùng bạn bè để đem lại được hiệu quả cao nhất. Những môn cần sự tập trung, ghi nhớ chi tiết như lịch sử, địa lý thì có thể học một mình để đảm bảo được sự chú ý và không gian yên tĩnh cho bản thân trong quá trình học. 

 

Không dễ để các bậc phụ huynh biết được con mình đang cần gì, muốn gì. Chính vì thế, bố mẹ thông qua quá trình quan sát, để ý đến con thì cần phải sát sao hơn trong quá trình học. Việc lựa chọn hình thức học thật sự rất quan trọng. Chỉ khi nào lựa chọn được hình thức học thích hợp thì hiệu quả học tập mới có thể nâng cao được. 

 

Thông thường, những trẻ tính cách sôi nổi, giao tiếp tốt sẽ thường có xu hướng lựa chọn học nhóm. Bên cạnh đó, những con có tính cách trầm lắng, muốn được yên tĩnh thì sẽ thường lựa chọn học một mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào trầm lắng quá cũng tốt mà không phải lúc nào sôi nổi quá cũng tốt. Do đó, dù lựa chọn hình thức học nào cũng đều phải biết tiết chế những mặt hạn chế một cách tối đa. 

 

Hơn nữa, bố mẹ nên để cho con là người có quyền quyết định học như thế nào. Bởi lẽ, dù đôi khi phương pháp đó có phù hợp đến đâu nhưng trẻ không thích thì cũng rất khó để các con có thể vui vẻ, hợp tác và có thái độ tích cực hơn trong học tập. Bố mẹ chỉ nên là những người đóng vai trò định hướng cho các con không nên quyết định thay hay đặt ra cho trẻ bất kỳ sự áp đặt nào. Chỉ khi nào bản thân trẻ cảm thấy mình đang đi sai hướng và rất cần đến sự hỗ trợ từ bố mẹ thì lúc này phụ huynh mới nên quyết định vấn đề cụ thể giúp các con. 

 

 

Học nhóm hay học một mình hiệu quả hơn là tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người

 

Nói tóm lại, hình thức học gây ảnh hưởng và có vai trò quyết định đến hiệu suất học tập của trẻ. Chính vì thế, nếu các bậc phụ huynh mong muốn con có thể học tập hiệu quả hơn thì trước tiên nên khuyến khích trẻ tìm ra được phương pháp học phù hợp nhất cho mình. Chỉ khi nào trẻ quyết định được việc mình học tập như thế nào, cách thức ra sao thì lúc đó mới là giai đoạn cho một khởi đầu hiệu quả. 

 

Do đó, bố mẹ cần phải hỗ trợ, định hướng và phân tích cho con rất nhiều để tìm ra được hình thức học sao cho phù hợp nhất với bản thân. Sự phù hợp sẽ là yếu tố quyết định đến hiệu quả học tập của trẻ. 

Bài viết trên đã giúp các bậc phụ huynh trả lời câu hỏi học nhóm hay học một mình hiệu quả hơn. Mong rằng với những chia sẻ bổ ích vừa rồi, các bậc phụ huynh sẽ biết cách làm như thế nào để giúp trẻ cải thiện được thành tích học tập. Chúc các bạn thành công!