Lấy lại mật khẩu
x

Làm sao cải thiện tiếp thu chậm ở trẻ: Mẹo hữu ích mà bố mẹ nên biết

28/04/2021 | Blacasa Education

Không ít bố mẹ khi thấy thành tích học tập giảm sút thì thường tìm cách làm sao để cải thiện tiếp thu chậm ở trẻ. Có rất nhiều giải pháp hữu hiệu để giúp các con khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, sự hỗ trợ và ủng hộ từ bố mẹ là rất cần thiết để con có thêm động lực học tập. Vậy cách khắc phục tình trạng chậm tiếp thu của trẻ là gì? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số giải pháp thường được các bậc phụ huynh sử dụng. Đừng bỏ lỡ nhé.

Lập ra một kế hoạch học tập khoa học

Việc lập ra một kế hoạch học tập đem lại rất nhiều ý nghĩa. Đầu tiên là các con sẽ biết được mình nên làm gì và định hướng như thế nào đối với môn học. Ngoài ra, có một ý nghĩa nữa mà các kế hoạch học tập đem lại đó là nó giúp cho trẻ làm việc có kế hoạch và nỗ lực hơn để đạt được mục tiêu đã đặt ra. 

 

Đồng thời, trong quá trình trẻ học tập, các con sẽ có ý thức rèn luyện sự tập trung của mình để đạt được mục tiêu đã được đặt ra ban đầu. Chỉ khi nào trẻ tập trung thì việc tiếp thu bài học mới trở nên nhanh chóng và hiệu quả. Do đó, bố mẹ có thể để tự trẻ lập kế hoạch học tập cho riêng mình hoặc cùng con hoàn thành việc làm cần thiết này. 

Tập trung hướng dẫn con học những kiến thức quan trọng, cơ bản

Có nhiều trẻ đang gặp phải một số vấn đề về cách học và ghi nhớ kiến thức. Thực tế cho thấy, nếu các con cứ tập trung vào các chi tiết nhỏ mà quên đi những phần kiến thức trọng tâm thì không hiệu quả chút nào. 

 

Nhìn chung, bố mẹ nên hướng dẫn con cách học và nhận biết đâu là những kiến thức cơ bản mà con cần ghi nhớ. Điều này sẽ giúp trẻ tập trung nhiều hơn trong việc hiểu, ghi nhớ kiến thức chính. Sau đó mới dành thời gian học những phần phụ. 

 

Mặc dù, các con cần phải đảm bảo được những phần trong nội dung chương trình học. Tuy nhiên, đối với khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ tiếp thu chậm thì đây là cách học hiệu quả và cần thiết nhất trước khi muốn con nắm bắt đầy đủ nội dung chương trình.

 

 

Làm sao cải thiện tiếp thu chậm cho con là vấn đề được khá nhiều phụ huynh quan tâm

Đưa ra các phương pháp học tập dựa trên thế mạnh của trẻ

Trẻ tiếp thu kém đôi khi đến từ phương pháp học tập không phù hợp. Bố mẹ chính là những người có thời gian gần gũi và hiểu con nhất thì có thể dựa trên những điểm mạnh của trẻ để đưa ra phương pháp học tập sao cho phù hợp nhất với con. 

 

Thực tế cho thấy, trẻ sẽ thường cảm thấy hứng thú với những thứ mà mình thích. Áp dụng nguyên tắc này vào trong vấn đề dạy học sẽ giúp các con tiếp thu kiến thức tốt hơn. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần phải chắc chắn được đâu là điểm mạnh của con mình. Từ đó, đưa ra được những giải pháp khắc phục phù hợp nhằm hỗ trợ con học tập và tiếp thu nội dung học tốt hơn. 

Sử dụng các công cụ hỗ trợ con khi học tập

Tất cả mọi thứ xung quanh cuộc sống của con đều có thể trở thành công cụ nhằm hỗ trợ con học tập. Đó có thể là hình ảnh, âm thanh, cây cối, mặt trời, mặt trăng, môi trường, không gian sống của con. 

 

Do đó, bố mẹ hãy nên tận dụng tối đa mọi thứ gắn liền với cuộc sống của trẻ để là công cụ hướng dẫn học tập. Khi con nhận thấy những thứ quen thuộc với bản thân đang được xuất hiện dần trong bài học thì sẽ tự cảm thấy hứng thú và muốn khám phú chúng. 

 

Ở lứa tuổi của các con, việc được học tập dựa trên những hiện vật, hiện tượng có thật sẽ giúp tăng thêm phần hứng thú và thúc đẩy khả năng tiếp thu bài của con. 

Liên kết các nội dung trong bài học đến thực tiễn

Trong quá trình học tập, để trẻ hiểu và nắm bắt được ứng dụng của kiến thức trong đời sống, bố mẹ có thể giúp con liên kết nội dung học đến các vấn đề thực tiễn. Điều này sẽ giúp cho trẻ tư duy vấn đề và ghi nhớ tốt hơn. 

 

Sau này, khi con cần ôn luyện thì việc ghi nhớ từng câu, từng chữ trong các khái niệm sẽ không đem lại hiệu quả. Cốt lõi của vấn đề ở đây là các con hiểu, các con biết được ứng dụng của chúng trong đời sống thực tiễn thì có thể tự rút ra các khái niệm, công thức đã được học trước đó. Trái ngược với việc từ lý thuyết suy ra thực tiễn thì bố mẹ có thể hướng dẫn con cách học từ thực tiễn rút ra lý thuyết.

 

 

Liên kết nội dung học đến thực tiễn là cách làm sao cải thiện tiếp thu chậm 

Khuyến khích con học tập cùng bạn bè

Việc học tập đôi khi sẽ đem đến cho trẻ cảm giác nhàm chán. Chính vì thế, bố mẹ có thể khuyến khích con học cùng với những người bạn của mình. Những thành viên trong nhóm sẽ là động lực thúc đẩy nhau cùng học tập. Đồng thời, trong quá trình tiếp thu kiến thức, nếu có gì không hiểu thì trẻ có thể trực tiếp hỏi và nhờ bạn bè giảng bài. 

 

Đứng dưới góc độ của người học, những người bạn trong nhóm sẽ biết cách làm thế nào để giảng bài cho bạn hiệu quả và đem lại lượng kiến thức nhiều nhất. Đây là một trong những lợi ích của việc học nhóm mà bố mẹ nên cân nhắc. 

Nắm bắt được nguyên nhân khiến con tiếp thu chậm

Mỗi một trẻ khi tiếp thu chậm thì đều có những nguyên do khác nhau. Để có thể hỗ trợ con kịp thời, đúng đắn thì trước tiên bố mẹ cần phải hiểu được nguyên nhân thật sự khiến trẻ tiếp thu chậm là gì. 

 

Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như: sức khỏe kém, phương pháp học tập không phù hợp, con đang chịu nhiều áp lực về tâm lý… Chỉ khi nào các vấn đề của trẻ được tháo gỡ thì hiệu quả học tập đem lại mới có thể đi lên theo chiều hướng tích cực. 

 

Việc hỗ trợ và sát sao từ bố mẹ thật sự rất quan trọng. Không có nhiều trẻ có thể tự mình vượt qua vấn đề của chính mình. Chính vì thế, bố mẹ nên sát sao và quan tâm đến con nhiều hơn để nắm bắt được vấn đề và tìm phương án giải quyết. 

Không gây áp lực cho trẻ

Ép buộc con học tập, gây áp lực về thành tích cho trẻ là một trong những việc làm vô cùng sai lầm mà bố mẹ cần tránh. Không ít phụ huynh có suy nghĩ rằng phải làm như thế thì con mới có thể chăm chỉ hơn. 

 

Thế nhưng, trẻ không thể tiếp thu hiệu quả khi thể trạng và tâm lý không ổn. Chính vì thế, bố mẹ không nên thúc ép con học tập. Có rất nhiều cách khác để trẻ có thể tự giác ngồi vào bàn học, tiếp thu kiến thức một cách tốt hơn. 

 

Với vai trò là phụ huynh, bố mẹ nên hiểu rằng việc học là của con, con nên tự giác. Chỉ khi nào bố mẹ giúp trẻ hiểu được vấn đề này, có ý thức hơn với việc học của bản thân thì lúc đó mới có thể đem lại được hiệu quả khi tiếp thu bài học. 

 

 

Bố mẹ không nên gây áp lực về thành tích và điểm số với trẻ để đảm bảo đạt hiệu quả tiếp thu cao nhất

 

Bài viết trên đã chỉ ra một số mẹo hữu ích dành cho các bậc phụ huynh làm sao cải thiện tiếp thu chậm ở trẻ. Hy vọng với những thông tin bổ ích trên, bố mẹ sẽ biết cách làm thế nào để giúp con khắc phục tình trạng này và nâng cao thành tích học tập của bản thân. Chúc các bạn thành công!