Lấy lại mật khẩu
x

Cách dạy con giúp bé hết nhút nhát cha mẹ cần lưu ý

04/06/2021 | Blacasa Education

Trẻ em nhút nhát sẽ gặp nhiều bất lợi trong cuộc sống bởi khả năng giao tiếp quyết định rất nhiều đến thành công của bé sau này. Sự nhút nhát cũng sẽ cản trở bé tiếp thu những kỹ năng sống, kiến thức mới mẻ bên ngoài và ảnh hưởng đến thành tích học tập rất nhiều. Nhưng trẻ có thể vượt qua điều này nhờ sự trợ giúp của cha mẹ. Dưới đây là cách dạy con giúp bé hết nhút nhát cha mẹ cùng tham khảo nhé.

Vì sao con nhút nhát, rụt rè? 

Trẻ con nhút nhát là bình thường bởi đây là tính cách xuất hiện ở hầu hết trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Lúc này mọi thứ bên ngoài với con còn lạ lẫm nên trẻ có xu hướng gần gũi với những người thân quen hơn là người lạ, đặc biệt là khi con là “nhân vật chính” nhận được sự chú ý của nhiều người. Đó là lý do chúng ta hay thấy trẻ khi ở cùng gia đình thì mạnh dạn, nói nhiều, trôi chảy, nhưng khi có khách đến chơi hay ra ngoài thì rụt rè, sợ sệt và khó hoà nhập với mọi người.

 

 

Trẻ nhút nhát không có lợi cho con đường sau này vì khó hoà nhập với xã hội

Một số lý do dẫn đến tình trạng này đó là:

Cha mẹ căng thẳng, hay nổi giận 

Cha mẹ thường xuyên căng thẳng khiến không khí trong nhà không thoải mái, không vui vẻ, hạnh phúc với nhau. Trẻ hoàn toàn có thể nhận thức được và bị ảnh hưởng, khiến con không vui vẻ, luôn có một nỗi sợ, luôn căng thẳng. Vì vậy tâm lý của con không thoải mái. 

Chăm con, chiều con quá mức

Quá chăm và chiều con khiến cha mẹ có xu hướng làm mọi việc cho con, không để cho con tự làm việc gì. Điều này có thể giúp con trước mắt nhưng dần dần khiến cho con bị mất tự tin và hình thành tâm lý ỷ lại, không coi ai ra gì. Việc nhận được sự bao bọc quá lớn từ gia đình khiến con mất đi sự chủ động, tính tự lập và dần phụ thuộc vào bố mẹ. 

Cha mẹ hay phê bình con

Cha mẹ phê bình hay phạt con quá nhiều, thậm chí phạt nặng khi con cố gắng làm giúp việc gì đó mà chưa đủ khéo léo sẽ khiến con không muốn làm vào những lần sau nữa. Bởi con sợ bị chê, bị phạt khi cha mẹ không hài lòng. Mỗi khi bị chê trẻ sẽ không muốn bị phê bình nên không tham gia làm gì nữa. 

Cách giúp con vượt qua tính nhút nhát, rụt rè 

Đến 3 tuổi trẻ nhút nhát là việc hiểu được nhưng lớn hơn mà con vẫn nhút nhát thì cần thay đổi. Để giúp trẻ vượt qua được sự nhút nhát của mình, cha mẹ hãy hỗ trợ con bằng một số cách dưới đây: 

 

 

Cha mẹ có thể đồng hành để giúp con hết nhút nhát, rụt rè

Luôn cố gắng nhận ra con muốn gì và xem xét tính hợp lý

Nhận ra những nhu cầu của con khiến con cảm thấy bạn thấu hiểu mà không từ chối con những nhu cầu hợp lý. Khi con đòi những gì không hợp lý bạn cũng cần giải thích cho con để con học cách bình tĩnh và điều khiển hành vi của bản thân. Điều này giúp con nhạy cảm và tinh tế hơn. 

Tránh làm con xấu hổ vì tính nhút nhát của mình

Khi con có tính nhút nhát, rụt rè mà bạn không thấu hiểu và thường khiến con cảm thấy xấu hổ thì bé sẽ thấy bất an, nhút nhát hơn bởi con sợ bị chê cười. Hãy giúp con tự tin hơn để dần dần vượt qua được giai đoạn này. Lớn lên con sẽ kết nối với mọi người tốt hơn và nhờ đó kỹ năng xã hội được hoàn thiện.

Làm gương cho con

Không có cách nào tốt hơn việc bạn cho con thấy chính cách cư xử của bạn với người khác. Bởi con quan sát rất nhanh việc bạn đối với người khác thế nào, thái độ ra sao trong những tình huống giao tiếp với xã hội. Hãy giữ thái độ hoà nhã, tôn trọng và thân thiện với mọi người cũng như biết bảo vệ mình trước những tình huống không an toàn.

 

 

Cho con tự do chơi đùa cùng các bạn để dần trở nên hoà đồng, hết e dè nhút nhát

Dạy con đối phó với tiêu cực

Trước những lời trêu chọc, bắt nạt, chê bai, sợ hãi… con cần biết cách đối phó ra sao để không bị mất sự tự tin mà trở nên nhút nhát, e dè. Hãy thuyết phục con hiểu rằng dù có chuyện gì thì đến cuối cùng con sẽ ổn thôi. Hãy khiến con quan tâm đến mọi người, thấu hiểu và lắng nghe họ.

Cho con cơ hội tương tác với bạn bè

Để con gặp gỡ, chơi với những bé khác để thực hành kỹ năng xã hội. Những trẻ đồng trang lứa rất dễ hoà nhập với nhau vì cùng độ tuổi, sở thích, suy nghĩ, nhận thức. Hãy khen ngợi mỗi khi con làm được một điều gì đó dù nhỏ nhất trong việc kết bạn và tương tác với bạn nhiều hơn. 

Dạy con biết tự bảo vệ bản thân

Khi con đủ lớn bạn hãy dạy con tự bảo vệ bản thân thay vì giữ mãi một vỏ bọc trước những người lạ và không bao giờ lớn. Hãy cho con biết rằng con luôn có cha mẹ, thầy cô,.. đồng hành bên cạnh nên không phải sợ những người lạ.