Bí kíp ghi nhớ cho trẻ học trước quên sau mà bố mẹ không nên bỏ lỡ

Bí kíp ghi nhớ cho trẻ học trước quên sau là vấn đề được khá nhiều các bậc phụ huynh quan tâm và tìm hiểu. Vậy làm thế nào để giúp con tránh khỏi tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số giải pháp được bố mẹ áp dụng thường xuyên cho con cái và mang lại hiệu quả khá tốt. Cùng tìm hiểu nhé. 

Bí kíp ghi nhớ cho trẻ học trước quên sau là gì?

Tạo dựng môi trường học tập thoải mái

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng môi trường học có ảnh hưởng khá lớn đến việc tập trung và ghi nhớ kiến thức của các bạn nhỏ. 

 

Đồng thời, môi trường học lý tưởng có thể giúp các con tránh khỏi tình trạng bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các thiết bị công nghệ cũng như môi trường xung quanh. Chính vì thế, bố mẹ nên cố gắng xây dựng cho con một môi trường học tập lành mạnh chẳng hạn như sắp xếp không gian học thật gọn gàng và ngăn nắp. Bởi vì cơ thể sẽ cảm thấy bực bội và mệt mỏi khi chỗ ngồi của mình bừa bộn.

 

Chỉ khi nào con cảm thấy môi trường học của mình đã tốt rồi, tâm trạng thoải mái hơn thì lúc đó mới nên bắt đầu tập trung vào việc học. Hiệu quả ghi nhớ sẽ trở nên tốt lên rõ rệt khi con giải quyết được những vướng mắc của bản thân. 

Hướng dẫn con học để hiểu, tránh tình trạng học vẹt

Cách để giúp con học sâu, nhớ lâu hơn đó là hãy nắm vững kiến thức cơ bản và hiểu từng nội dung của bài học. Thay vì việc phải học thuộc lòng một định nghĩa, công thức thì chúng ta có thể đi từ giả thuyết đến kết luận để có thể nắm chắc được ý nghĩa của định nghĩa, công thức đó. 

 

Trẻ thường có khả năng tiếp thu và nhớ mọi thứ lâu hơn nếu bản thân được quyền chủ động chọn lọc kiến thức mà mình sẽ tiếp cận. Điều này trái ngược hoàn toàn với việc học vẹt, do bị buộc phải tiếp thu. 

 

Bố mẹ có thể hiểu đơn giản việc học vẹt tức là học thuộc lòng, học từng chữ. Khi bắt đầu gặp phải một số trở ngại về tâm lý sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng con quên toàn bộ những gì mình đã học trước đó. Còn lại học hiểu là cách không chú trọng quá nhiều đến từng câu từng từ, các con sẽ chỉ nhớ những kiến thức và định nghĩa đơn giản nhất về môn học. 

 

Hiện nay, có thể nhìn thấy cách mà các bậc phụ huynh thường sử dụng nhất để giúp con thoát khỏi tình trạng này đó là cho con đọc nghiền ngẫm đề bài đến khi nào hiểu thì tiến hành lập sơ đồ tư duy để ghi nhớ mọi thứ dễ dàng hơn.

 

 

Học hiểu, không học vẹt là một trong những bí kíp ghi nhớ cho trẻ học trước quên sau mà các bậc phụ huynh thường xuyên sử dụng

Nên tập trung vào những điều quan trọng nhất

Một trong những nguyên tắc học tập thường thấy là học từ ý chính đến những ý nhỏ. Chính vì thế, các con cần tập trung nắm chắc những phần kiến thức quan trọng, cần thiết trước khi quan tâm đến chi tiết của từng vấn đề. 

 

Cũng giống như trong việc ôn thi, mỗi một bộ đề sẽ đều xác định được những phần kiến thức cần thiết. Thời gian mỗi buổi học sẽ không đủ nếu các con cứ tập trung vào những tiểu tiết mà quên đi việc ghi nhớ những kiến thức quan trọng hơn. 

 

Trước tiên, bố mẹ có thể hỗ trợ trẻ trong việc sắp xếp và hệ thống lại toàn bộ kiến thức, mức độ quan trọng của từng loại. Từ đó, có thể học tập dựa trên những kiến thức mà bản thân đã phân loại từ trước. Đây là một trong những quy tắc học mà các con cần phải ghi nhớ để tránh tình trạng lan man, lẫn lộn từ phần nội dung này sang nội dung khác. 

 

Hơn nữa, trong quá trình học, các con nên sắp xếp nội dung học tập một cách khoa học. Chẳng hạn như những nhóm kiến thức khác nhau thì nên được học cùng một lúc. Bởi lẽ, khi lựa chọn những nội dung tương tự nhau thì sẽ rất dễ gây ra sự nhầm lẫn.

Học lý thuyết đi đôi với thực hành

Phần lớn trẻ đều muốn được học tập theo cách này. Đôi khi các con vẫn còn chưa hiểu mình học những kiến thức này để làm gì, nó vận dụng vào thực tiễn như thế nào. Chính vì thế, khi áp dụng lý thuyết con đã được học vào việc thực hành sẽ giúp các con ghi nhớ, hiểu bài tốt hơn. 

 

Đây là một trong những phương pháp học hiệu quả để phát triển các kỹ năng cơ bản của các con cũng như rèn luyện được khả năng ghi nhớ. Chính vì vậy, nếu trong quá trình học tập trên lớp các con không có đủ thời gian hoặc không được giáo viên hướng dẫn học theo cách này thì thời gian về nhà bố mẹ có thể trò chuyện với trẻ và đưa ra những ví dụ cụ thể để các con hiểu. 

 

Khi đã đưa ra được những ví dụ lý thuyết gắn với thực tế, chỉ cần các con có thể nhớ lại được ví dụ về nội dung học đó là sẽ suy ra được lý thuyết mà mình đã học. 

Việc được bố mẹ hỗ trợ trong học tập sẽ phần nào giúp các con cảm thấy vui vẻ hơn, từ đó nâng cao được khả năng ghi nhớ kiến thức. 

 

 

Bố mẹ nên hướng dẫn con theo cách học ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn để làm gia tăng khả năng ghi nhớ

Điều chỉnh lại lịch trình sinh hoạt của con

Lịch trình sinh hoạt của con bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như giờ giấc ngủ, khả năng vận động của cơ thể, chế độ ăn uống... Chính vì thế, để con có đủ sức khoẻ và thể trạng tốt nhất thì bố mẹ cần phải giúp con điều chỉnh được chế độ sinh hoạt hàng ngày phù hợp.

 

Thứ nhất, mỗi ngày con cần phải đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ 8 tiếng để cơ thể tái tạo được năng lượng và đào thải độc tố ra ngoài. Nếu con thực hiện được điều này thì ngay sáng hôm sau tâm trạng sẽ vô cùng thoải mái, năng lượng tràn trề cho một ngày học tập hiệu quả.

 

Về chế độ ăn uống, bố mẹ nên hạn chế các nhóm chất béo không tốt, bổ sung thêm rau xanh, vitamin B1. Các chất béo không tốt sẽ ảnh hưởng khá lớn đến khả năng ghi nhớ của các con.

Bố mẹ nên khuyến khích con vận động vừa sức. Việc tập thể dục vừa mang ý nghĩa rèn luyện sức khỏe vừa giúp con có thể trạng tốt để học tập hiệu quả hơn. 

Khuyến khích và khen ngợi sự sáng tạo

Một số bố mẹ vẫn cho rằng khi dành những lời khen ngợi cho con thì sẽ khiến các con trở nên chủ quan hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy lời khen từ bố mẹ, người thân trong gia đình sẽ là động lực để các con cố gắng nhiều hơn nữa.

 

Chính vì vậy, khi con có thành tích nho nhỏ hoặc đơn giản là hiểu bài thì bố mẹ có thể dành cho con lời khen về hành động đó. Tuy nhiên, cần có một vấn đề các bậc phụ huynh phải lưu ý đó là chỉ nên dành lời khen để tán dương cho việc làm tốt của các con chứ không nên tặng các món quà về vật chất.

 

Bởi lẽ khi bố mẹ tặng quà để khen thưởng cho thành tích của con, con sẽ mang tâm lý là mình học để được quà, học để được thưởng, học cho bố mẹ chứ không phải cho bản thân. Chính vì thế, để thúc đẩy việc học tập của con thì ngoài việc giúp con ghi nhớ kiến thức đầy đủ nhất thì còn phải rèn luyện cho con được khả năng tự giác trong học tập.

 

 

Bí kíp ghi nhớ cho trẻ học trước quên sau là tích cực khen ngợi để thúc đẩy động lực học

 

Bài viết dưới đây đã chỉ ra một số bí kíp ghi nhớ cho trẻ học trước quên sau. Hy vọng từ những thông tin trên, bố mẹ sẽ biết cách làm thế nào để khắc phục được những lý do khiến con không thể ghi nhớ được những kiến thức của chương trình học. Chúc các bạn thành công!