Con lười học, phải làm sao: Mẹo chữa “bệnh con lười học” bố mẹ nên biết

Lười học là vấn đề không phải hiếm thấy ở lứa tuổi học sinh. Nhiều phụ huynh thường đặt ra câu hỏi con lười học, phải làm sao? Mặc dù sử dụng rất nhiều các biện pháp khác nhau để giúp con tự giác hơn trong học tập. Thế nhưng chỉ trong một thời gian ngắn thì vấn đề này lặp lại. Vậy làm thế nào để giải quyết dứt điểm tình trạng này? Muốn con chăm chỉ và tự giác hơn trong học tập nên bắt đầu từ đâu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên. Đừng bỏ lỡ nhé.

Nguyên nhân khiến cho con lười học là gì?

Con chưa hiểu hết được ý nghĩa của việc học

Các con đôi khi vẫn có suy nghĩ học là một cuộc đua của những người bạn trong lớp về điểm số, thành tích. Ai có điểm số cao là người thắng cuộc, điểm số thấp là thua cuộc. Hay học chỉ vì bố mẹ yêu cầu và mong muốn trẻ phải thực hiện. 

 

Các con không hiểu được ý nghĩa thực sự của việc học. Chính vì thế dẫn đến tình trạng lười học vì nghĩ đây là một vấn đề không cần thiết trong cuộc sống. Nếu việc lười học diễn ra một cách thường xuyên thì sẽ dẫn đến tình trạng chán nản và không muốn tiếp tục học nữa.

Do được bố mẹ chiều chuộng thường xuyên

Một số gia đình có suy nghĩ chiều chuộng, bao bọc con thường xuyên. Chính vì thế, không ít đứa trẻ không rèn luyện được tính độc lập, sự tự giác trong việc học. Con luôn phải chờ đến khi bố mẹ quát mắng, thúc giục nhiều lần mới miễn cưỡng ngồi vào bàn học bài.

 

Tuy nhiên thực tế cho thấy kể cả khi các con ngồi vào bàn để học thì cũng không đem lại kết quả gì. Thời gian ngồi vào bàn chỉ vì sự ép buộc của bố mẹ. Mà nguyên do chính là vì ngay từ nhỏ bố mẹ đã không giúp con hình thành được tính cách này. Chính vì thế, các con lười học có lỗi một phần đến từ chính các bậc phụ huynh quá yêu chiều con mà đã không để cho trẻ có cơ hội phát huy được tính tự giác của chính mình. 

 

 

Bố mẹ nuông chiều là một trong những lý do khiến con lười học

Con không tiếp thu được kiến thức 

Thời gian học trên lớp, với số lượng người lớn, đôi khi giáo viên không thể quán xuyến tình hình và khả năng tiếp nhận kiến thức của từng học sinh được. Hơn nữa, khi tham gia vào các lớp học đông con cũng cảm thấy ngại ngùng hơn trong việc trao đổi và hỏi giáo viên nếu chưa hiểu bài vì bị các bạn chê cười. 

 

Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, con sẽ không tiếp thu được kiến thức đầy đủ. Điều này sẽ dẫn đến việc con cảm thấy chán nản với việc học và trở nên lười biếng hơn. Thực tế cho thấy, đây là một trong những lý do chính mà các bạn học sinh lười học. 

Con cảm thấy tự ti về bản thân

Việc con dành nhiều thời gian để học tập và nỗ lực không ngừng nhưng kết quả đem lại không hiệu quả, thua kém bạn bè làm cho trẻ cảm thấy tự ti và cho rằng bản thân kém cỏi là một trong những nguyên nhân khiến cho con trở nên lười học. 

 

Việc so sánh giữa bản thân và bạn bè cũng là một trong những hành vi không hiếm gặp của các bậc phụ huynh. Điều này khiến cho các con cảm thấy rất buồn, nhất là khi bản thân đã cảm thấy rất nỗ lực mà vẫn không được sự công nhận từ bố mẹ. 

Sức khỏe yếu, không đáp ứng được việc học

Sức khoẻ yếu là một trong những lý do khiến cho con không thể dành quá nhiều thời gian cho việc học. Con cần có thời gian nghỉ ngơi để đáp ứng được yêu cầu về sức khỏe của bản thân. 

 

Nếu sức khoẻ của con không tốt thì sẽ ảnh hưởng khá lớn đến việc tiếp nhận kiến thức cũng như tập trung, ghi nhớ. Đây là một trong những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc lười học chứ không phải đến từ nhận thức của trẻ.

Bị chi phối bởi nhiều bởi môi trường xung quanh

Cùng với sự phát triển của xã hội, không ít các thiết bị công nghệ ra đời, các địa điểm vui chơi giải trí được xây dựng. Nếu các con không làm chủ được bản thân và quản lý được quỹ thời gian của mình thì sẽ rất dễ bị sa đà vào việc giải trí thông qua game, internet, mạng xã hội. 

 

Điều này khiến cho thời gian học bị thu hẹp lại. Con không có thời gian để làm bài tập về nhà hay học lại những kiến thức mà con đã được giáo viên giảng trên lớp. 

Hậu quả của việc con lười học là gì?

Kiến thức hạn chế

Khi con lười học, không tiếp nhận kiến thức giáo viên đã giảng trên lớp cũng như không làm bài tập về nhà thì sẽ dẫn đến tình trạng kiến thức hạn chế. Đồng thời, tri thức nhân loại cũng vô cùng phong phú, đa dạng được thể hiện thông qua các cuốn sách. Nhưng khi con lười học thì cũng sẽ không muốn tiếp nhận kiến thức bằng việc đọc sách.

 

Nếu con không học, không tìm tòi thì vốn kiến thức của bản thân sẽ vô cùng nghèo nàn. Bên cạnh việc bị điểm kém các bài kiểm tra thì nó còn gây hại cho bản thân trong cuộc sống hằng ngày.

 

 

Lười học dẫn đến kiến thức xã hội bị hạn chế

Ảnh hưởng đến công việc và tương lai

Những đứa trẻ lười học, kiến thức kém sẽ khó có cơ hội tìm được việc làm tốt, phù hợp với bản thân. Bởi lẽ, hiện nay trong thời buổi mọi thứ đều tiến bộ, các nhà tuyển dụng vẫn thường dành sự ưu ái nhiều hơn cho những nhân tài. 

 

Nếu con không học tập và trau dồi thường xuyên thì kiến thức của bản thân sẽ không đủ để đáp ứng được yêu cầu của công việc. Điều này khiến cho trẻ sẽ khó khăn trong việc tìm một công việc ổn định với mức thu nhập như mong muốn. 

 

Đồng thời, con cũng sẽ không đóng góp được nhiều cho xã hội với vốn kiến thức hạn hẹp của bản thân. 

Thường xuyên để bố mẹ phải buồn phiền

Chắc hẳn những bậc phụ huynh có con lười học thì đều có cảm giác buồn phiền và bất lực. Một phần vì con không chăm chỉ tiếp nhận kiến thức một phần vì không biết làm thế nào để có thể giúp con chăm chỉ học tập.

 

Chính vì thế, khi các con lười học sẽ khiến cho bố mẹ cảm thấy rất buồn rầu. Đôi khi là tự trách móc bản thân bởi lẽ đã không dạy dỗ và tạo cho con thói quen tốt ngay từ bé. Mặc dù việc học là của con, tuy nhiên, khi con lười học thì bố mẹ cũng sẽ nhận thấy được một phần lỗi đến từ chính bản thân mình. 

Con lười học, phải làm sao?

Tìm hiểu lý do khiến con lười học

Có rất nhiều lý do dẫn đến việc con lười học. Mỗi một đứa trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau. Chính vì thế, trước khi tìm giải pháp để giúp con chăm học hơn thì bố mẹ cần tìm nguyên do tại sao con lại lười học. 

 

Có một số trẻ bản thân lười học là một hành động đã lặp đi lặp lại suốt nhiều năm thì sẽ khó khăn hơn cho bố mẹ trong việc hỗ trợ con. Còn những đứa trẻ mới chỉ lười học trong thời gian gần đây thì chắc chắn con đang gặp phải một rào cản tâm lý nào đó.

 

Chỉ khi nào bố mẹ giúp con gỡ được nút thắt về tâm lý thì con mới có thể xoá bỏ được hoàn toàn trở ngại và học tập một cách chăm chỉ hơn. 

Bố mẹ nên giải thích cho con hiểu những lợi ích của việc học

Hãy để con biết việc học là của mình, không phải học cho bố mẹ. Chính vì thế những hành động như quát nạt, thúc giục, ép buộc con học tập không phải là đúng đắn.

 

Chẳng hạn như việc học để giúp ích cho tương lai của con sau này. Đồng ý là có những bạn không cần học vẫn có thể thành công. Tuy nhiên, những người đấy đều là người có năng lực tốt và số lượng ít. Chính vì thế, trừ khi con thuộc số ít đó thì mới có thể không cần đến việc học. Còn lại thì con phải ý thức được rằng học cho bản thân, cho tương lai, cho công việc sau này. Dù mơ ước của con là gì thì cũng cần phải có kiến thức thì mới có thể thực hiện được đam mê của bản thân.

 

Các bậc phụ huynh nên phân tích cho con biết những thứ con nhận được nếu chăm chỉ học tập một cách rõ ràng. Thay vì việc quát nạt thì đây là một trong những biện pháp tốt nhất dành cho các con. 

 

 

Con lười học, phải làm sao là một trong những câu hỏi được nhiều bố mẹ quan tâm

Nên sắp xếp thời gian học và nghỉ ngơi hợp lý

Bố mẹ đừng nên nghĩ rằng cứ học thật nhiều là sẽ đem lại hiệu quả cao, thực tế không phải như vậy. Nếu học quá nhiều thì não bộ của con sẽ trở nên căng thẳng và khó để tiếp thu được kiến thức.

 

Trong quá trình học tập, bố mẹ nên hỗ trợ trẻ để đưa ra được thời gian biểu phù hợp nhất cho bản thân. Ví dụ như sáng sớm nên dành thời gian để ôn lại những môn xã hội, cần phải ghi nhớ nhiều. Tối thì học những môn cần suy luận, logic.

 

Dành thời gian để vui chơi là một trong những cách giúp các con giải tỏa căng thẳng. Tuy nhiên, bố mẹ nên hướng dẫn con cách chọn các hoạt động giải trí lành mạnh cũng như kiểm soát được thời gian vui chơi. 

Bố mẹ không nên quá chiều chuộng con

Để con trở nên chăm chỉ và tự giác hơn thì bố mẹ nên bỏ đi thói quen chiều chuộng vô cớ. Điều này không có nghĩa là đến giờ học thì các bậc phụ huynh phải quát nạt, thúc giục, sử dụng đòn roi để con ngồi vào bàn học. 

 

Thay vào đó, bố mẹ có thể sử dụng các biện pháp cứng rắn để rèn luyện ý thức tự giác. Tạo cơ hội cho con làm việc nhà cũng là một trong những cách rèn luyện sự chăm chỉ. Nhiều gia đình vẫn nghĩ đây là việc làm không liên quan gì đến chương trình học. Tuy nhiên, sự chăm chỉ của con cần phải có thời gian hình thành và nó liên quan đến tính cách chứ không đơn thuần chỉ có tự giác trong việc học. 

Thay đổi phương pháp học phù hợp và sáng tạo hơn

Một trong những lý do khiến cho việc học tập trở nên khô khan và nhàm chán đó là phương pháp học tập không phù hợp. Chính vì thế, để con trở nên đam mê với môn học thì bố mẹ nên đưa ra một số cách để con có thể tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng hơn.

 

Hiện nay, giảng dạy bằng hình ảnh và các phương tiện truyền thông là một trong những cách được sử dụng khá phổ biến. Chúng giúp các con kích thích được khả năng ghi nhớ của bộ não và tiếp thu kiến thức chủ động hơn. 

 

Tuy nhiên, đối với cách học thông qua các phương tiện truyền thông thì bố mẹ cần phải lường trước được những rủi ro có thể xảy đến và kiểm soát việc học của con một cách cẩn thận hơn. 

 

 

Tìm ra phương pháp học sáng tạo sẽ giúp bố mẹ trả lời câu hỏi con lười học, phải làm sao

Rèn luyện sức khỏe thường xuyên 

Để con có sức khoẻ bền bỉ phục vụ cho việc học tập, bố mẹ có thể khuyến khích con tập thể dục nhiều hơn. Không phải bất kỳ trẻ nào lười học cũng là hư, một phần vì sức khỏe con không đảm bảo cho việc học tập. Do đó, bố mẹ có thể gợi ý cho con chạy bộ, tập yoga để điều hoà cơ thể.

 

Ngoài rèn luyện sức khỏe, thông qua các hoạt động thể dục thể thao thì cơ thể cũng sẽ trở nên thoải mái hơn. Điều này tác động tích cực đến việc tiếp nhận kiến thức của con. 

 

Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi con lười học, phải làm sao? Hy vọng từ những thông tin đã được đưa ra, bố mẹ sẽ tìm được phương pháp phù hợp để giúp con giải quyết vấn đề lười học. Chúc các bạn thành công!