Nguyên tắc tạo động lực học tập cho con hiệu quả mà phụ huynh cần biết

Không ít phụ huynh muốn con đạt thành tích học tập tốt nên tìm ra rất nhiều phương pháp để tạo động lực học. Thế nhưng, bố mẹ đã thật sự biết những nguyên tắc tạo động lực học tập cho con hay chưa? Làm thế nào để giúp trẻ vừa có kết quả học tốt vừa không rơi vào trạng thái căng thẳng và áp lực. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những nguyên tắc bố mẹ cần nhớ khi muốn giúp đỡ con có ý thức học tập hơn. Cùng nhau tìm hiểu nhé.

Xây dựng cho con môi trường học phù hợp

Nhiều bố mẹ rất chú trọng đến thời gian học, điểm số đạt được nhưng những cái căn bản như môi trường, cách thức thì lại không quá để tâm. Trong khi đó, môi trường phù hợp là một trong những thứ vô cùng cần thiết để giúp con khơi nguồn được sự sáng tạo của bản thân. 

 

Có thể đơn cử như việc muốn con học nghệ thuật nhưng lại xây dựng một không gian kín chỉ với màu sắc đơn điệu. Trong khi, nghệ thuật khuyến khích con người có không gian thoáng đãng, nhiều màu sắc và vui tươi. 

 

Hay việc muốn con học ngoại ngữ sao cho thật giỏi nhưng chỉ dừng lại ở những đề bài tập ngữ pháp. Trong khi cốt lõi của vấn đề vẫn là làm thế nào để con có thể giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ trong cuộc sống, công việc sau này. 

 

Môi trường học thật sự rất quan trọng. Để tạo động lực học cho con thì bố mẹ cần phải chọn không gian học sao cho phù hợp để con có thể phát huy được tối đa sở trường của mình. 

 

 

Nguyên tắc tạo động lực học tập cho con là cho con thoải mái phát triển bản thân trong môi trường yêu thích

Cần đưa ra một kế hoạch học tập phù hợp

Việc con phải chăm chỉ học tập thì mới đạt được kết quả tốt không sai. Nhưng không phải học nhiều, dành hết thời gian rảnh rỗi của bản thân để nỗ lực là đúng.

Bố mẹ cần giúp con xây dựng được một kế hoạch học tập phù hợp về thời gian học, thời gian nghỉ và sắp xếp lịch trình sao cho đảm bảo được sức khoẻ của con.

 

Thông thường, bố mẹ thường giúp con chia ra những môn học phù hợp trong ngày. Ví dụ như sáng ra đầu óc đang minh mẫn, phù hợp với những môn xã hội. Tối đến sẽ dành thời gian cho những môn học cần phải suy nghĩ logic. Ngoài thời gian học cần phải cân đối được việc nghỉ ngơi. 

 

Hàng ngày con phải vận động thêm để giữ gìn sức khoẻ. Cho đến cuối tuần các bậc phụ huynh có thể đưa con đi chơi xa hoặc tôn trọng lịch trình riêng của con. Việc này giúp con có tâm lý thoải mái và được thư giãn sau một tuần học tập đầy vất vả.

Không tạo áp lực đối với con

Mỗi một đứa trẻ sẽ đều có xuất phát điểm khác biệt. Do vậy, chính bố mẹ cần phải tôn trọng sự khác biệt đó. Điều này được thể hiện qua việc phụ huynh cần phải đưa ra cho con một mức kỳ vọng có thể đáp ứng được chứ không phải một mục tiêu viển vông, không thực tế rồi áp đặt con phải nỗ lực để đạt được thành tích cao.

 

Việc làm này sẽ khiến cho trẻ bị ám ảnh bởi vấn đề thành tích và không thể phát triển bản thân theo cách tự nhiên. Điều này còn làm cho các con có tâm lý không ổn định và cảm thấy sợ hãi khi không đạt được kỳ vọng mà bố mẹ yêu cầu.

 

Không ít gia đình đã phải hối hận khi ép buộc con thực hiện mục tiêu theo kỳ vọng của bố mẹ dẫn đến các tình huống xấu xảy ra. Cho đến khi bố mẹ nhìn lại cách mà mình đã sử dụng thì sự việc đã không thể nào cứu vãn được nữa.

 

Đặt ra mục tiêu đúng mức, để con phát triển tự nhiên, không gây ra áp lực cho con là một trong những nguyên tắc mà bố mẹ cần phải ghi nhớ.

 

 

Gây ra áp lực cho con sẽ khiến thành tích học tập trở nên tồi tệ hơn

Dựa vào thế mạnh của con để đưa ra phương pháp học phù hợp

Đừng bao giờ bắt con phải học theo bất kỳ phương pháp nào khi bố mẹ chưa thật sự hiểu thế mạnh của con là gì. Mỗi đứa trẻ đều có những điểm mạnh khác biệt. Do đó, cách học hiệu quả của người khác không thể áp dụng 100% cho con của mình. Bởi đơn giản là nó không phù hợp. 

 

Có thể hiểu đơn giản việc một đứa trẻ chỉ cần tham gia vào một lớp học thêm đông đúc vẫn đạt được thành tích tốt. Các bậc phụ huynh thấy vậy ráo riết đi hỏi thông tin về giáo viên rồi đến xin học cho con. Kết quả học mãi vẫn không thấy con cải thiện được thành tích. 

 

Trong khi đó, con muốn tìm gia sư để có thể hỏi những điều mình thắc mắc một cách dễ dàng. Bởi đơn giản là trẻ không thể hiểu kỹ càng bài học nếu được học kèm 1:1. Điều này chứng tỏ mỗi đứa trẻ sẽ có những điểm khác biệt. Không nên đem cách học của người khác áp dụng cho con.

 

Để phát triển được bản thân, bạn cần phải tìm ra những cách thật phù hợp bằng cách chơi, trò chuyện cùng thật nhiều. Đặt ra những câu hỏi test tâm lý cũng là một phương pháp được bố mẹ sử dụng khá thường xuyên. Việc tìm hiểu được đầy đủ những thứ mà con thích sẽ cần một thời gian khá dài. Đồng thời, bố mẹ cũng cần phải quan sát thật kỹ mới nhận ra rõ ràng.

Không chê trách con khi kết quả chưa thực sự tốt

Con cái là niềm tự hào của bố mẹ. Do đó, không ít các bậc phụ huynh đặt rất nhiều kỳ vọng lớn vào con trẻ. Chính vì thế, nếu trẻ không đáp ứng được mong muốn của bố mẹ thì thường so sánh với những đứa trẻ khác và buông lời chê trách con. Trong suy nghĩ của các bậc phụ huynh cho rằng nếu nói như thế con sẽ nhìn nhận đúng về trình độ của bản thân và lấy tấm gương những người giỏi để noi theo. 

 

Thế nhưng đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Thực tế cho thấy, nếu con bị chính bố mẹ chê trách thì sẽ thấy mặc cảm bản thân, luôn có suy nghĩ rằng mình không có ích. Sau này, con sẽ luôn sống trong tình trạng thiếu tự tin, thiếu quyết đoán trong mọi việc mình làm. 

 

Tuy vây, chính bố mẹ cũng không biết rằng việc học tập từ những sai lầm của bản thân sẽ giúp con tiến bộ nhanh chóng hơn. Do vậy, nếu con chưa đạt được kỳ vọng như ban đầu, bố mẹ hãy giúp con tìm ra điểm sai của mình và sửa chữa nó. Hãy ngừng việc trách móc con để không làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Thường xuyên dành những lời khen ngợi cho con dù là việc nhỏ nhất

Nhiều bố mẹ vẫn nghĩ rằng chỉ khi con đạt được những thành tựu lớn trong học tập thì mới dành cho con những lời khen. Còn không thì trẻ sẽ dễ có tâm lý chủ quan, tự tin thái quá vào bản thân nếu bố mẹ khen ngợi thường xuyên. 

 

Tuy nhiên, thực tế cho thấy suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Việc khen ngợi con khi làm đúng hoặc tiến bộ hơn là cách để bố mẹ bày tỏ sự ủng hộ đối với thành tích vừa đạt được.

 

Bên cạnh đó, con nhận được lời khen từ bố mẹ sẽ cảm thấy đây là việc làm đúng đắn và cần phải phát triển hơn nữa. Đây cũng là một nguyên tắc tạo cho con động lực học tập chứ không phải là một hành động sai lầm.

 

 

Thường xuyên khen ngợi là nguyên tắc tạo động lực học tập cho con mà bố mẹ nên biết

 

Trên đây là những nguyên tắc tạo động lực học tập cho con mà bố mẹ cần phải biết. Hy vọng với chia sẻ trên sẽ giúp các bậc phụ huynh khích lệ trẻ học tập một cách đúng đắn và hiệu quả. Chúc các bạn thành công!