Kỹ năng, kinh nghiệm tạo động lực học cho con mà bố mẹ không nên bỏ lỡ

Các con đều mong muốn kết quả học tập của mình tốt nhưng không có nhiều người biết cách làm thế nào để thực hiện được điều đó. Bố mẹ là những người có kỹ năng, kinh nghiệm tạo động lực. Chính vì thế, các bậc phụ huynh phải thường xuyên quan tâm và giúp con phát triển các kỹ năng của bản thân. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bố mẹ những kỹ năng, kinh nghiệm tạo động lực học cho con. Đừng bỏ lỡ nhé. 

Kỹ năng tạo động lực học cho con

Dựa vào cảm xúc của con

Trước tiên, bố mẹ cần phải hiểu rằng cảm xúc có thể chi phối rất nhiều đến việc tiếp thu kiến thức của con. Do đó, các bậc phụ huynh nên thường xuyên sử dụng những kỹ năng để làm gia tăng trạng thái cảm xúc của con.

 

Trong đó có một số việc làm cụ thể như khen ngợi khi thành tích của con có chuyển biến tốt, đồng hành cùng để con cảm thấy yên tâm hay tạo ra môi trường học phù hợp để con cảm thấy hạnh phúc.

 

Những hành động này sẽ đều giúp con cảm thấy vui vẻ và nỗ lực hơn. Do đó, kỹ năng tạo động lực dựa vào cảm xúc được rất nhiều gia đình sử dụng. Bởi vì, khi con cảm thấy tâm trạng thoải mái thì lượng kiến thức cũng sẽ được tiếp thu nhiều hơn.

 

Theo tâm lý học, tạo động lực dựa vào cảm xúc là một trong những cách được khá nhiều người sử dụng không chỉ dành cho học sinh mà còn dành cho nhiều đối tượng khác nhau. Do đó, bố mẹ nên cố gắng để biến nguyên tắc này trở thành động lực thật sự cho con. 

Dựa vào nhu cầu của con

Con người có rất nhiều nhu cầu khác nhau trong cuộc sống. Chính vì thế, tạo động lực dựa vào nhu cầu của con là một cách được khá nhiều bố mẹ sử dụng. Các bậc phụ huynh có thể tìm ra những nhu cầu, mục đích mà con mong muốn rồi giúp con phát triển điều đó.

 

Ví dụ như trẻ có mong muốn đạt được điểm cao môn học, được sự công nhận của giáo viên, bạn bè, gia đình. Con mong muốn mình có thể đạt được điểm cao trong kỳ thi chuyển cấp sắp tới, đậu vào trường chuyên hoặc đại học mà mình thích. Đây là một trong những nhu cầu của con.

 

Bố mẹ cần phải dựa vào những nhu cầu để giúp con tạo động lực học tập. Chẳng hạn như con đang trong thời điểm ôn thi và có mong muốn đậu trường chuyên thì bố mẹ nên chăm sóc con tốt hơn, cùng con đưa ra một số sự lựa chọn về trường học, mời đối tượng giảng dạy về để giúp con trau dồi kiến thức hoặc hướng dẫn con về một số kinh nghiệm làm bài thi.

 

Theo tháp nhu cầu của nhà tâm lý học Maslow, bố mẹ cần phải dựa trên những nhu cầu từ thấp đến cao và thực hiện dần dần để cho con cảm thấy thoải mái trong việc học. 

Dựa vào nhận thức của con

Trước hết, các bậc phụ huynh cần phải hiểu được tình hình học tập của con và đưa ra những lời khuyên cần thiết nhất. Bố mẹ nên có những câu chuyện để giúp con hiểu ra vấn đề.

 

Chẳng hạn như việc tự giác trong học tập. Nếu bố mẹ không giúp cho con hiểu được việc nếu con không có ý thức đối với việc học của mình thì sẽ rất khó để đạt được thành quả trong học tập. 

 

Hoặc nếu con không làm bài tập về nhà thì cô giáo sẽ trách phạt hoặc là điểm kém. Việc phân tích cho các con hiểu và nhận thức được những thứ đúng hoặc sai, nên làm hoặc không nên làm là rất cần thiết. Khi nào con hiểu được đầy đủ những điều đó thì đồng nghĩa với việc động lực của con sẽ tăng lên. 

 

Chỉ cần con có động lực và hiểu được căn bản của vấn đề thì sẽ có hành động tương ứng để đáp lại kỳ vọng đó. Chính vì thế, đây cũng là một trong những cách được bố mẹ sử dụng khá nhiều trong việc tạo động lực để thúc đẩy con trong việc học tập. 

Kinh nghiệm tạo động lực học cho con

Tôn trọng ý kiến, suy nghĩ của con

Giữa bố mẹ và con cái trong vấn đề về giáo dục không phải là mối quan hệ một chiều. Chỉ có bố mẹ có quyền được nói và con bắt buộc phải lắng nghe. Việc làm này vừa giúp con giải tỏa được căng thẳng vừa rèn luyện được lập trường và bảo vệ được quan điểm của bản thân. 

 

Theo đó, dù ý kiến hoặc suy nghĩ của con có thể sai thì bố mẹ cần phải phân tích đúng sai, những hệ luỵ mà nó mang lại chứ không phải là việc phê phán suy nghĩ đó. Việc tôn trọng suy nghĩ của con sẽ giúp cho trẻ có thêm động lực và tư duy nhiều vấn đề mới mẻ hơn trong cuộc sống cũng như việc học tập.

Dành lời khen cho con nhiều hơn

Một số phụ huynh thường cho rằng nếu dành quá nhiều thời gian khen ngợi con thì sẽ khiến cho con cảm thấy chủ quan, tự tin thái quá, lơ đãng việc học. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những đứa trẻ rất thích được bố mẹ khen ngợi, tán dương ngay cả những việc làm nhỏ nhất.

 

Do đó, để lan tỏa và cho con biết được những việc con làm là đúng thì bố mẹ nên dành nhiều thời gian để khen ngợi nhiều hơn. Việc nhận được lời khen của bố mẹ sẽ giúp con có nhiều động lực hơn nữa để cố gắng. 

Bố mẹ nên vui chơi cùng con

Thực tế cho thấy, những đứa trẻ được bố mẹ dành nhiều thời gian vui chơi sẽ có tâm lý thoải mái và vui vẻ hơn so với những đứa trẻ khác. Do đó, việc chơi cùng con sẽ thúc đẩy việc học tập trở nên tiến bộ hơn.

 

Ngoài thời gian giúp con giải đáp các vấn đề về bài tập, kiến thức., bố mẹ có thể cùng con trải nghiệm thế giới xung quanh, cùng nhau ra ngoài chơi. Việc làm này vừa giúp các con hiểu được ý nghĩa của cuộc sống vừa thúc đẩy được sự tìm tòi, sáng tạo. 

 

Có rất nhiều cách để giúp con hiểu được ý nghĩa của việc học. Tuy nhiên trong vấn đề này bố mẹ là những người có vai trò rất lớn trong việc hình thành nhân cách trẻ nhỏ. 

Nên dạy con cách đứng vững từ những thất bại

Không ít trẻ khi làm sai, thất bại sẽ có tâm trạng buồn chán, tự ti về bản thân. Hoặc khi con đã rất nỗ lực, dành nhiều thời gian để thực hiện một việc nhưng kết quả đạt được lại không như mong muốn. Lúc đó con sẽ cảm thấy mình đã thất bại và có xu hướng không muốn tiếp tục nữa. 

 

Lúc này, bố mẹ cần phải chỉ cho con biết rằng trong nhiều trường hợp thất bại không phải là một dấu chấm hết mà đôi khi nó lại là giai đoạn mở ra sự thành công trong cuộc sống. Nếu con thấy kết quả xấu và chấp nhận nó thì kết quả của nó luôn luôn xấu. Tuy nhiên, nếu nhận thức được điều này và thay đổi chúng thì có thể biến những thất bại của bản thân thành thành công.

 

Những người đã từng vấp phải sai lầm một lần họ sẽ cố gắng để đưa ra nhiều giải pháp hơn, tích cực hơn, tránh những tình huống rủi ro trong cuộc sống. Do đó, khi con gặp những vấn đề tiêu cực trong cuộc sống, các bậc phụ huynh nên hướng dẫn con cách học hỏi từ những vấn đề tiêu cực đó và giúp chúng trở nên tích cực hơn. 

 

Trên đây là những kỹ năng, kinh nghiệm tạo động lực học cho con được rất nhiều các bậc phụ huynh sử dụng. Hy vọng từ chia sẻ trên, bố mẹ sẽ biết cách làm như thế nào để giúp con nâng cao được hiệu quả học tập. Chúc các bạn thành công!