Cách xử lý khi con không chịu học mà bố mẹ cần biết

Không ít các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng về vấn đề con lười học. Vậy cách xử lý khi con không chịu học như thế nào? Làm sao để các con có ý thức tự giác hơn trong vấn đề học tập. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc trên. Cùng nhau tìm hiểu cách giải quyết vấn đề này nhé. 

Cách xử lý khi con không chịu học là gì? 

Rèn cho con tính kỷ luật ngay từ khi còn bé

Việc con không chịu học hay thiếu tự giác bị chi phối bởi một phần tính cách của con. Chính vì thế, ngay từ nhỏ không ít các bậc phụ huynh đã tập cho con phải tự lập trong sinh hoạt hàng ngày như tự xúc cơm ăn, tự mặc quần áo và làm những việc vặt, giúp đỡ bố mẹ. 

 

Không ít các bậc phụ huynh có suy nghĩ rằng khi con còn bé, chưa đủ sức để làm việc nhà nên thường nuông chiều trẻ. Cho đến sau này, con bắt đầu đi học và không có ý thức tự giác trong học tập thì lúc này nhiều bố mẹ cảm thấy vô cùng hối hận vì đã chiều chuộng con quá mức cần thiết.

 

Để sự tự giác của con được phát huy trong việc học cũng như cuộc sống thường ngày thì chính bố mẹ phải là tấm gương và hướng dẫn con cách làm thế nào để bản thân có thể tự lập. Trẻ nhỏ thường sẽ bị phụ thuộc khá nhiều vào người thân. Chính vì thế, ngay từ khi còn bé bố mẹ hoàn toàn có thể dạy dỗ từ những việc nhỏ nhặt hàng ngày.

 

Việc rèn tính kỷ luật là một trong những điều cần thiết nhất mà bố mẹ cần làm trước khi muốn con tự giác học tập.

 

 

Rèn luyện cho con ý thức tự giác từ khi còn bé sẽ giúp con hình thành thói quen tốt trong học tập

Sắp xếp thời gian học tập thật hợp lý

Một số bố mẹ mỗi tối thường la hét, quát mắng, thúc giục các con ngồi vào bàn học. Tuy nhiên, không phải trẻ cứ ngồi là sẽ học, là sẽ tiếp thu được kiến thức. Chính vì thế, không ít các gia đình thường xuyên thắc mắc tại sao tối nào con cái cũng ngồi học hàng giờ liền mà kết quả vẫn rất tồi tệ.

 

Thời điểm học cũng là một trong những yếu tố khiến con lười học hơn. Thay vì việc để con được lựa chọn thời gian học của bản thân chẳng hạn như bất kỳ khi nào trong ngày con cảm thấy thoải mái và nghĩ rằng mình có thể học tập và thu nạp được kiến thức thì có thể bắt đầu thì bố mẹ lại mặc định cho trẻ một khung giờ mà các con cảm thấy không hiệu quả. 

 

Cuối cùng thì việc ngồi vào bàn học đơn thuần chỉ là ngồi ì một chỗ trong khi bộ não không thể hoạt động. Đây là một trong những điều mà các bậc phụ huynh thường xuyên mắc phải trong quá trình giáo dục con cái. 

 

Bố mẹ chỉ nên là người hỗ trợ con thiết lập thời gian biểu và định hướng những khung giờ học trong ngày sao cho hợp lý. Trẻ sẽ là người được quyền quyết định mình nên học môn gì vào lúc nào. Điều này sẽ có tác động khá lớn đến tâm lý của các con. 

Hỗ trợ con giải quyết một số trở ngại tâm lý trong học tập

Con không chịu học đôi khi không phải đến từ việc lười biếng mà có thể do áp lực tâm lý con gặp phải trong quá trình học. Điều này dẫn đến thái độ chán nản, muốn bỏ cuộc. 

 

Nguyên do có thể đến từ việc con không theo kịp được tốc độ giảng bài của thầy cô ở trên lớp, không tiếp nhận được kiến thức môn học dẫn đến không có nền tảng để làm bài tập. Nếu nguyên nhân này được lặp đi lặp lại một cách thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng mất gốc, hổng kiến thức môn học. 

 

Chính vì thế, để giúp con giải quyết được vấn đề này trước tiên bố mẹ cần phải có một buổi để trò chuyện cùng con. Khi trẻ đã nói ra vấn đề mà bản thân đang mắc phải thì phụ huynh mới có thể tìm ra giải pháp đúng đắn nhất để giúp con thoát khỏi tình trạng này. 

 

Chỉ khi nào các vướng mắc có hướng giải quyết phù hợp thì mới có thể giúp các con tự giác hơn trong việc học. 

 

 

Cách xử lý khi con không chịu học được khá nhiều bố mẹ quan tâm

Giúp con hiểu được ý nghĩa và đam mê hơn với việc học

Học tập là một quá trình dài không ngừng phấn đấu và tìm tòi kiến thức. Chính vì thế, để con có đủ động lực để cố gắng thì bố mẹ cần phải để con biết được ý nghĩa của việc học và cần phải tích cực nhiều hơn. 

 

Đầu tiên, học tập là giúp cho con có một tương lai, công việc ổn định hơn. Dù sau này, con làm bất kỳ một ngành nghề nào thì cũng cần phải có kiến thức chuyên môn. Hiện nay, nhà tuyển dụng khá coi trọng chất lượng nguồn nhân lực. Do đó, nếu con lười học thì sẽ trực tiếp phá huỷ đi cơ hội công việc trong tương lai.

 

Thứ hai, các con cần hiểu được một vấn đề đó là học cho bản thân, không phải học cho bố mẹ càng không phải học cho thầy cô, bạn bè. Chính vì thế, bố mẹ không nên thúc ép, bắt buộc con phải học tập. Bởi lẽ đây không phải là cách để giải quyết vấn đề triệt để. Sau này, con sẽ chỉ học khi bố mẹ yêu cầu mà không có thói quen tự giác. Đây là một trong những việc làm mà các bậc phụ huynh đang mắc phải khá nhiều. 

 

Thứ ba, bố mẹ có thể kể cho con nghe những câu chuyện về học tập, về ý nghĩa cuộc sống và một số tấm gương vươn lên, vượt khó. Những bạn ấy có thể xuất phát điểm kém hơn con nhưng sự nỗ lực từng ngày là điều mà hầu hết mọi người đều công nhận. Do đó, không có lý do nào trì hoãn việc học của con trừ khi trẻ không có ý thức tự giác trong học tập. 

 

Dù sử dụng bất kỳ cách nào đi chăng nữa thì mục tiêu cuối cùng vẫn là giúp con nhìn nhận vấn đề một cách tích cực hơn. Vì thế, bố mẹ có thể dựa trên đặc điểm tâm lý của trẻ để đưa ra các lập luận sao cho thật phù hợp. 

Tìm ra phương pháp học thú vị, sáng tạo

Phương pháp học tập gây ảnh hưởng rất đến đến việc tiếp nhận kiến thức và giúp con đam mê hơn với môn học. Thực tế cho thấy những đứa trẻ được học tập theo phương pháp phù hợp sẽ tốt hơn so với số còn lại.

 

Chính vì thế, bố mẹ có thể hỗ trợ con tìm ra phương pháp học phù hợp. Chẳng hạn như nếu con muốn học qua thị giác thì các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn con cách học qua hình ảnh, video, đồ hoạ… Nếu con muốn được học tập dựa trên thực tế thì bố mẹ có thể đưa con ra ngoài và lấy những ví dụ trực tiếp về bài học. 

 

Giáo viên ở trên lớp không có nhiều thời gian và khả năng để đáp ứng được nhu cầu của toàn bộ học sinh cùng một lúc. Chính vì thế, để giúp việc học trở nên hấp dẫn hơn, bố mẹ có thể trực tiếp hỗ trợ thêm hoặc thuê gia sư nếu không đủ năng lực để giúp con học tập. 

 

Nhìn chung, xu hướng của hầu hết các em học sinh đều là học tập thông qua việc thực hành. Chính vì thế, vận dụng thực tiễn vào việc giảng dạy cũng là một trong những phương pháp nhằm kích thích sự sáng tạo và khả năng ghi nhớ từ các con. 

 

 

Hỗ trợ con tìm ra phương pháp học sáng tạo là một trong những cách lý khi con không chịu học hiệu quả nhất

Bài viết trên đã chỉ ra cho bố mẹ biết cách xử lý khi con không chịu học. Hy vọng những thông tin bổ ích trên sẽ phần nào giúp đỡ các con hiểu và đam mê hơn đối với việc học. Chúc các bạn thành công!