Làm sao để con yêu thích việc học: Bí kíp hiệu quả mà bố mẹ không ngờ tới

Làm sao để con yêu thích việc học là vấn đề khiến không ít bố mẹ lo lắng. Có thể thấy, trẻ yêu thích việc học là nguồn gốc của mọi vấn đề. Nếu con có thái độ tích cực hơn đối với việc học thì thành tích và sự tự giác cũng sẽ được cải thiện. Vậy nguyên nhân chính dẫn đến việc con thiếu đam mê học là gì? Làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Bố mẹ hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân dẫn đến việc con không yêu thích việc học 

Con không biết ý nghĩa thực sự của việc học 

Không ít trẻ học trong tình trạng chán bản, luôn có suy nghĩ rằng: việc học tập là để thầy cô, bố mẹ vui lòng, học là để nhận được phần thưởng từ phụ huynh… Có vô vàn lý do khiến cho các con đang hiểu sai ý nghĩa của việc học. Điều này đến từ chính những định hướng sai lầm của bố mẹ.

 

Không ít gia đình thường xuyên đưa ra những quy tắc ngầm với nhau chẳng hạn như: con hãy học đi, nếu tuần này đạt điểm cao thì bố mẹ sẽ đưa đi chơi hoặc tặng cho con một món quà. Điều này khiến cho trẻ có những suy nghĩ sai lệch về việc học tập. 

 

Các con cho rằng đây là mình đang học cho bố mẹ, học để đạt thành tích tốt cuối tuần còn nhận được phần thưởng. Đây là một trong những sai lầm mà khá nhiều phụ huynh mắc phải trong quá trình giáo dục con cái. Chúng gây ra những ảnh hưởng xấu đến vấn đề yêu thích việc học của các con.

Con thiếu độc lập trong quá trình học

Không ít trẻ hiện nay đang thiếu đi sự tự chủ trong quá trình học. Việc tiếp nhận kiến thức chỉ diễn ra khi giáo viên hoặc bố mẹ truyền đạt cho con. Trong khi đó, có khá nhiều kênh thông tin để giúp con nâng cao được vốn hiểu biết của bản thân.

 

Điều này khiến cho các con bị thụ động trong quá trình tiếp nhận kiến thức. Trẻ bị thiếu đi khả năng tư duy, suy nghĩ vấn đề. Việc học tập bị phụ thuộc khá nhiều vào người khác. 

 

Bố mẹ và thầy cô không phải là những người có thể giảng giải hay hỗ trợ việc học của các con mọi lúc, mọi nơi. Do đó, các con nên là người chủ động sắp xếp và thiết lập kế hoạch học tập sao cho hợp lý. Việc chủ động hơn khi học sẽ giúp cho trẻ trở nên có ý thức học tập hơn. Từ đó, các con có thể dễ dàng yêu thích từng môn học.

 

Con thiếu độc lập trong quá trình học là một trong những nguyên nhân khá phổ biến hiện nay. Chúng đến từ việc bố mẹ giáo dục con sai phương hướng. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải bỏ ngay thói quen này nếu muốn tốt cho con. 

Con chịu quá nhiều áp lực từ việc học

Điểm số, sự so sánh với bạn bè, kỳ vọng từ bố mẹ, thầy cô là những thứ đang đè nặng lên trẻ. Không khó để thấy các bậc cha mẹ mong chờ quá nhiều từ con cái mà không hiểu rõ được năng lực và vấn đề mà con đang gặp phải là gì.

 

Bố mẹ nào cũng có tư tưởng rằng con phải đạt thành tích cao khi đi học, so sánh thứ hạng của con với các bạn trong lớp. Nếu cảm thấy trẻ không đạt được kỳ vọng như ban đầu thì tỏ rõ thái độ thất vọng. Điều này vừa khiến cho các con cảm nhận được sự thiếu tôn trọng từ bố mẹ vừa làm cho trẻ cảm thấy chán nản hơn với việc học. 

 

Để con đối mặt với những áp lực với việc học tập là sai lầm của không ít phụ huynh Việt Nam trong quá trình giáo dục trẻ. Trong những thời điểm các con cần những lời khuyên, động viên từ bố mẹ thì chính người mà trẻ mong chờ lại buông những lời chê bai, so sánh. 

 

Dần dần, khi trẻ cảm thấy những nỗ lực của bản thân không được công nhận thì sẽ dẫn đến sự chán nản trong học tập, thậm chí là cả những trường hợp xấu hơn mà bố mẹ sẽ phải hối hận. 

 

 

Làm sao để con yêu thích việc học là câu hỏi được khá nhiều bố mẹ quan tâm

Con nhận được quá nhiều sự nuông chiều từ bố mẹ

Để trẻ trở nên yêu thích việc học là cả một quá trình dài từ bé đến khi lớn hơn. Không ít bậc phụ huynh có tư tưởng rằng khi trẻ còn bé, các con chưa nhận thức được các vấn đề đang hiện hữu. Do đó, bố mẹ thường có các hành động bao bọc, nuông chiều trẻ. Cho đến khi con lớn hơn, nhìn nhận được vấn đề một cách kỹ càng hơn thì lại hối hận vì sự nuông chiều con trong quá khứ.

 

Nếu bố mẹ muốn con có ý thức hơn trong việc học tập thì ngay từ bé không nên chiều chuộng. Việc được bố mẹ bao bọc, nuông chiều tạo cho các con tâm lý ỷ lại, thiếu chủ động trong việc học của bản thân. 

 

Hơn nữa, trẻ cho rằng việc học của mình đã có bố mẹ lo hộ. Đây không phải là nghĩa vụ của bản thân. Đây là những suy nghĩ sai lệch của trẻ hình thành nên từ chính sự nuông chiều của bố mẹ. 

Con bị các tác động xấu gây ảnh hưởng

Có khá nhiều tác nhân gây ảnh hưởng đến trẻ như bạn bè, internet, game online, mạng xã hội, thiết bị điện tử, việc vui chơi… Mặc dù, đây là những tác động gây ảnh hưởng khá lớn đến con tuy nhiên chúng không xấu. 

 

Những tác động gây ảnh hưởng trên chỉ trở nên xấu khi các con không biết quản lý quỹ thời gian, cách chơi sao cho phù hợp. Khi trẻ trở nên quá đam mê với những thứ trên thì quỹ thời gian học sẽ bị eo hẹp dần. Con sẽ không dành nhiều thời gian và sự tập trung cho việc học nữa. 

 

Đây là một nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đến trẻ hiện nay. Cùng với sự phát triển của xã hội, những tác động này ngày càng ảnh hưởng lớn hơn đến trẻ. Chính vì thế, bố mẹ nên tìm ra cách để điều chỉnh tình trạng này trước khi quá muộn. 

Con chưa tìm ra được phương pháp học phù hợp

Nhiều bố mẹ thường rất đau đầu khi con thường xuyên trong tình trạng học nhiều nhưng không hiệu quả. Nguyên nhân chính đến từ việc con chưa tìm ra được phương pháp học tập phù hợp. Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài, con sẽ rơi vào tình trạng chán nản, không còn hứng thú với việc học tập nữa.

 

Phương pháp học tập thật sự rất quan trọng. Việc trẻ học trong bao lâu không mang lại nhiều ý nghĩa với sự tiến bộ của các con. Chỉ khi nào trẻ tìm ra được cách học phù hợp, tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn trong thời gian ngắn thì vẫn đem lại hiệu quả gấp nhiều lần so với việc học quá nhiều.

 

 

Phương pháp học tập phù hợp sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi làm sao để con yêu thích việc học

Con chưa tìm được người bạn đồng hành 

Mặc dù, bố mẹ nên khuyến khích con độc lập trong việc học tập nhưng việc có bạn đồng hành là điều tất yếu. Người bạn đồng hành giúp con bổ sung những phần kiến thức mà con vẫn còn yếu kém. Việc học tập đôi khi sẽ khiến cho các con gặp phải rất nhiều khó khăn. Do đó, con rất cần có người hỗ trợ để giúp quá trình học trở nên thuận lợi hơn. 

 

Tuy nhiên, có một vấn đề ở đây là bố mẹ nên hiểu được thế nào là người hỗ trợ và thế nào là người can thiệp quá sâu vào vấn đề học tập của con. Sự can thiệp sâu của những người xung quanh đôi khi gây ra cho trẻ sự áp lực và chán nản đối với việc học. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần phải lưu ý nhiều hơn khi hỗ trợ con học tập.

Làm sao để con yêu thích việc học hơn?

Đưa ra cho trẻ những lợi ích thiết thực của việc học

Học tập đem lại cho trẻ rất nhiều lợi ích không chỉ về mặt thành tích. Về lâu dài, các con sẽ nhận được một công việc tốt, biết cách ứng dụng những kiến thức mình đã học vào trong đời sống thực tiễn.

 

Từ những vấn đề nhỏ nhất như làm sao để trẻ có thể tính toán chính xác được số tiền mà mình cần trong quá trình trao đổi, mua bán cho đến những thứ phức tạp hơn trong quá trình tính toán về xác suất số người sẽ mua những sản phẩm mình marketing trong một tập khách hàng rộng lớn. Mỗi một nội dung học đều mang những ý nghĩa nhất định. 

 

Bố mẹ cần làm rõ cho con biết rằng không có nội dung học nào là vô nghĩa cả. Kiến thức là cần thiết và áp dụng rất nhiều trong đời sống của các con. Chỉ khi nào trẻ hiểu rõ được mình học để làm gì thì mới có thể yêu thích việc học tập hơn. 

Để cho con tự do suy nghĩ và tư duy vấn đề

Do tâm lý nuông chiều, bao bọc các con mà không ít trẻ thiếu đi sự độc lập trong suy nghĩ, tư duy vấn đề. Chính vì thế, việc bố mẹ cần làm chính là để cho các con được tự giác tư duy kiến thức.

 

Việc làm này vừa khiến cho trẻ sẽ tự tin hơn vào bản thân mình lại vừa rèn luyện được tư duy phản biện. Hai tính cách này rất được coi trọng khi các con trưởng thành và có công việc của riêng mình.

 

Đồng thời, bố mẹ không áp đặt suy nghĩ của mình lên con cũng khiến cho trẻ cảm nhận được sự thoải mái và tôn trọng từ chính phụ huynh. 

 

 

Để con tự tư duy vấn đề sẽ giải đáp được thắc mắc làm sao để con yêu thich việc học

Không đặt nặng áp lực thành tích lên trẻ

Không ít những vụ việc đáng thương xảy ra bởi chính kỳ vọng của bố mẹ đối với trẻ. Chính vì thế, để con có thể phát triển một cách lành mạnh, đúng với lứa tuổi của mình thì phụ huynh không nên đặt gánh nặng về thành tích đối với con. 

 

Thực tế cho thấy, khi đi học điểm số, thành tích học tập thật sự rất quan trọng. Nhưng bố mẹ không nên vì thế mà dồn ép, chê bai khi con không đạt được kỳ vọng như ban đầu. Thay vào đó, trẻ rất cần được bố mẹ động viên, cổ vũ trong quá trình học tập. Chính vì thế, bố mẹ nên cố gắng để giúp trẻ có cái nhìn tích cực hơn với việc học tập. Chỉ khi nào các con thật sự thấy thoải mái thì mới yêu thích việc học.

Hạn chế các tác động xấu làm ảnh hưởng đến việc học của trẻ

Bố mẹ nên hạn chế các con chơi game, sử dụng mạng xã hội quá nhiều. Internet có những mặt tích cực riêng. Chúng giúp con người kết nối hơn, dễ dàng tra cứu thông tin hơn, giúp giải tỏa stress mỗi khi căng thẳng.

 

Thế nhưng, không ít bạn trẻ hiện nay đang quá phụ thuộc vào internet mà quên đi nhiệm vụ học tập của bản thân. Chính vì thế, bố mẹ nên hạn chế con dùng mạng xã hội quá sớm để tập trung vào việc học. 

 

Tốt hơn hết là bố mẹ và con nên thảo luận và thống nhất thời gian học tập, vui chơi ngay từ ban đầu để tránh tình trạng con đòi hỏi, giận dỗi bố mẹ.

Hỗ trợ con tìm ra phương pháp học tập sáng tạo

Phương pháp học tập có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp nhận kiến thức của trẻ. Chính vì thế, với vai trò là người hỗ trợ, bố mẹ nên giúp con tìm ra những phương pháp học tập phù hợp.

 

Một số cách học tập sáng tạo có thể kể đến như sử dụng trò chơi, hoạt động vừa chơi vừa học, hình ảnh, video, âm thanh, sơ đồ tư duy… Tùy thuộc vào khả năng của con mà bố mẹ có thể đưa ra được những sự lựa chọn khác nhau.

 

Phương pháp học tập sáng tạo giúp các con ghi nhớ bài học tốt hơn. Đồng thời, quá trình tiếp nhận kiến thức cũng diễn ra thuận lợi, dễ dàng hơn so với những phương pháp học thông thường. 

Để con tự do kết nối bạn bè, tìm người đồng hành hữu ích cùng học tập

Học nhóm, học chung với người khác giúp các con tiếp thu, nhìn nhận được những điểm tích cực của bạn bè. Hơn nữa, trong quá trình học chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì thế, kết nối bạn bè là điều không thể thiếu trong quá trình học. 

 

Bố mẹ có thể để con tự do tham gia vào các nhóm học tập, câu lạc bộ với những người đam mê để học hỏi được nhiều hơn. 

 

Trong trường hợp con không có câu lạc bộ hay hội nhóm nào, bố mẹ, thầy cô có thể là người hỗ trợ. Hoặc nếu có điều kiện thì bố mẹ có thể mời về cho con gia sư, người dạy kèm để giúp đỡ con tháo gỡ những khó khăn trong quá trình học tập. Ai cũng có thể là người giúp đỡ con học tập nếu đủ kiến thức và thời gian. 

 

 

Học nhóm giúp các con trở nên yêu thích việc học hơn

 

Bài viết trên đã đưa ra cách làm sao để con yêu thích việc học. Hy vọng những thông tin bổ ích trên đã phần nào giải đáp thắc mắc của các bậc phụ huynh trong quá trình giáo dục con cái. Đồng thời, bố mẹ sẽ biết cách áp dụng các phương pháp sao cho phù hợp để giúp trẻ tăng cường đam mê với việc học. Chúc các bạn thành công!