Trẻ lớp 1 học trước quên sau có đáng lo không?

Thời gian gần đây không ít bố mẹ thường xuyên than phiền tình trạng trẻ lớp 1 học trước quên sau. Dù gia đình và các con rất nỗ lực và chăm chỉ học tập nhưng chỉ một lúc sau con đã quên toàn bộ. Vậy đây có phải là một dấu hiệu đáng lo ngại? Nếu con đang gặp phải tình trạng này thì làm thế nào để giúp trẻ cải thiện được tình hình? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh giải đáp toàn bộ thắc mắc trên. Đừng bỏ lỡ nhé. 

Trẻ lớp 1 học trước quên sau có đáng lo không?

Không khó để thấy những bố mẹ có con học lớp 1 thường xuyên phàn nàn, lo lắng về chuyện con học trước quên sau. Thế nhưng, từ thực tế cho thấy đây không phải là một vấn đề đáng lo ngại. Vấn đề ở đây vẫn là làm thế nào để bố mẹ biết cách hỗ trợ và giúp con học tập. Trẻ học lớp 1, với tâm lý chuyển từ bậc mẫu giáo chủ yếu dạy các con sinh hoạt, vui chơi, ăn ngủ cũng như hình thành tính cách, do đó chắc hẳn sẽ có nhiều bé chưa thật sự quan tâm đến việc học. 

 

Tuy nhiên, khá nhiều các bậc phụ huynh lại đưa ra sự so sánh tại sao con mình và con người khác đều đồng trang lứa với nhau nhưng người có ý thức tự giác học còn con mình thì lại chưa thật sự tập trung. 

 

Thực tế cho thấy không phải chỉ riêng trẻ lớp 1, kể cả người lớn đều có cơ chế tiếp nhận kiến thức khác biệt nhau. Do đó, để chuyển từ môi trường thoải mái sang môi trường nghiêm túc, quy củ thì cần phải có thời gian để con có thể đáp ứng được yêu cầu của môi trường mới. 

 

Nếu đơn thuần chỉ là việc con chưa thích nghi được tốt thì đây không phải là điều đáng lo ngại. Điều bố mẹ cần làm là hỗ trợ con đáp ứng được yêu cầu và hiểu được vấn đề mình đang thay đổi môi trường học. 

 

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần phải quan sát thật kỹ xem các con có biểu hiện bất thường về tâm lý hay không hoặc dấu hiệu của hội chứng tăng động giảm chú ý. Đây là một trong những vấn đề mà bố mẹ cần phải quan tâm nhiều hơn để có thể can thiệp kịp thời hỗ trợ con hòa nhập tốt hơn trong học tập.

 

Bất kỳ một dấu hiệu xấu nào cũng đều ảnh hưởng đến tâm lý và hiệu quả học tập của các con. Do đó, trong giai đoạn chuyển đổi môi trường này bố mẹ cần quan tâm sát sao đến con cái nhiều hơn. Chỉ một lần lơ là là có thể gây ra hậu quả xấu không thể nào cứu vãn được. 

 

 

Trẻ lớp 1 học trước quên sau là vấn đề khiến cho khá nhiều các bậc phụ huynh lo lắng

Làm thế nào để cải thiện tình trạng trẻ lớp 1 học trước quên sau?

Hãy để con hiểu và đam mê hơn với kiến thức

Trẻ lớp 1 hầu hết mọi thứ vẫn là làm theo bản năng. Nghĩa là những thứ con thích, thấy có ích thì sẽ cố gắng làm. Còn không thì sẽ miễn cưỡng làm điều đó. Chính vì thế, để trẻ thay đổi, tích cực hơn với việc học thì bố mẹ cần phải làm thế nào để giúp các con đam mê và yêu thích việc học hơn. 

 

Mỗi gia đình đều có những giải pháp dạy dỗ con rất khác nhau. Do đó, nếu biết cách dạy con đúng đắn thì sẽ mang lại hiệu quả tốt. Thay vì việc ép buộc con học mọi lúc mọi nơi, nhiều môn một lúc trong nhiều giờ đồng hồ thì bố mẹ nên giúp con tìm tòi kiến thức thông qua những phương pháp sinh động sáng tạo hơn. Thay vì bắt các con cộng trừ các con số thì nên lấy những ví dụ cụ thể về đồ vật để con hiểu. 

 

Cách dạy tuy rằng có chung mục đích là giúp con hiểu bài. Thế nhưng, nếu phương pháp đó không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và sở thích của trẻ thì cũng khó để đem lại hiệu quả. Việc biết được thế mạnh và những thứ con cần là một trong những thứ được coi là chìa khóa để thành công. 

Không đặt áp lực quá nặng lên trẻ

Nhiều bậc phụ huynh thấy con đi học lớp 1 nhưng vẫn chưa học thuộc bảng chữ cái, chưa biết cộng trừ thì thường hết sức e ngại. So sánh con mình với bạn cùng lớp thấy thua kém nhiều quá thế là về cố gắng để ép buộc con học bằng được mới thôi. 

 

Cuối kỳ làm bài kiểm tra thấy con bị điểm kém thì trách phạt, đưa ra yêu cầu bài kiểm tra sau con phải đạt điểm giỏi. Thế là mặc dù bố mẹ nghĩ rằng đây là động lực, là kỳ vọng của bố mẹ và muốn con cố gắng nhưng vô tình lại đặt nặng lên suy nghĩ của trẻ áp lực.

 

Trong đầu các con luôn luôn có suy nghĩ đây là kỳ vọng của bố mẹ, mình làm thế nào phải đạt được bằng mọi giá. Nếu không đáp ứng được yêu cầu thì sẽ bị trách phạt, quát mắng. Thế là suy nghĩ ấy cứ luôn ở trong đầu khiến các con cảm thấy áp lực. Lâu ngày sinh ra stress, sợ hãi với việc học. 

 

 

Bố mẹ đặt nhiều kỳ vọng cho con khiến trẻ cảm thấy áp lực với việc học tập

Kích thích các con tìm hiểu kiến thức bằng phương pháp sinh động

Ở lứa tuổi này, các con khá đam mê học hỏi qua hình ảnh, câu chuyện. Chính vì thế, nếu bố mẹ muốn con tiếp thu tốt, nhanh chóng và ghi nhớ lâu thì cần phải đưa ra những phương pháp học sáng tạo.

 

Hãy để con là người chủ động tiếp nhận kiến thức chứ không phải là bố mẹ nói, bố mẹ giảng bài. Bố mẹ trong việc học của con chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ chứ không phải người quyết định. 

 

Để con thoải mái học, vừa học vừa chơi, kết nối kiến thức với thực tiễn xung quanh sẽ giúp cho con tư duy tốt hơn. Đồng thời, khi trẻ muốn liên tưởng đến những phần kiến thức đã học thì có thể nhớ đến thực tế và vận dụng chúng dễ dàng hơn. 

 

Bài viết trên đã giúp bố mẹ chỉ ra một số vấn đề của việc trẻ lớp 1 học trước quên sau. Hy vọng với những thông tin bổ ích trên sẽ phần nào giúp các bậc phụ huynh giải tỏa được tâm lý khi con học chóng quên. Đồng thời, bố mẹ cũng đưa ra được sự hỗ trợ phù hợp nhất dành cho con. Chúc các bạn thành công!