Bí quyết tạo động lực học cho con không phải bố mẹ nào cũng biết

Hầu hết các bậc phụ huynh đều muốn hỗ trợ con trong việc học tập. Thế nhưng, không phải ai cũng nắm được các bí quyết tạo động lực học cho con. Vậy những nguyên tắc bố mẹ cần biết là gì? Làm thế nào để giúp con học tập một cách hiệu quả và tự giác hơn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ toàn bộ những kinh nghiệm về việc tạo động lực học cho con. Bố mẹ đừng bỏ lỡ nhé. 

Tại sao bố mẹ nên tạo động lực học cho con?

Một số trẻ vẫn thường hỏi bố mẹ lý do tại sao ai cũng cần phải đi học? Đây chính là cơ hội để các bậc phụ huynh giải thích cho con hiểu và giúp con có một thái độ tích cực hơn đối với việc học. 

 

Khi con cảm thấy yêu thích và đam mê đối với việc học đồng nghĩa với khả năng tiếp thu kiến thức cũng trở nên tốt hơn. Thực tế cho thấy, không phải con cứ dành thật nhiều thời gian để ngồi lì trong bàn học thì sẽ đem lại hiệu quả tốt. Miễn là trong khi học con thật sự tập trung và dành hết năng lượng của mình để chinh phục kiến thức.

 

Thế nhưng, nếu con không hiểu được giá trị đích thực của việc học là gì thì sẽ rất khó để mang lại kết quả cao. Bên cạnh đó, bố mẹ là những người có ảnh hưởng trực tiếp đến việc học của con. Do đó, nếu được gia đình tạo động lực học tập thì sẽ có những điểm đột phá trong việc tiếp nhận kiến thức.

Nguyên tắc tạo động lực học cho con là gì?

Hãy khen ngợi con dù chỉ tiến bộ một chút

Một số bố mẹ thường nghĩ rằng nếu con chưa đạt được mục tiêu cao nhất thì sẽ không mang lại ý nghĩa gì hết. Ví dụ như điểm tuyệt đối là 10, nếu con chưa đạt được số điểm này có nghĩa là con học chưa hiệu quả.

 

Tuy nhiên, không phải con không thể đạt được mà là chưa đạt tới. Con sẽ tiến bộ và thay đổi theo từng ngày nếu có thái độ tích cực. Do đó, dù chỉ là tiến bộ một chút bố mẹ cũng nên dành những lời khen ngợi. 

 

Đứa trẻ nào cũng rất thích được bố mẹ tán dương và coi đó là động lực để bản thân phấn đấu nhiều hơn. Khi được khen, các con cũng hiểu rằng việc làm đó của mình là đúng và cần phải phát huy để đạt mục tiêu cao nhất.

 

Sự tiến bộ của con không thể đạt được trong một khoảng thời gian ngắn mà đó là cả quá trình dài không ngừng học hỏi và phấn đấu. Bố mẹ hãy luôn tạo niềm tin cho con để đạt được thành quả tốt nhất.

Không áp đặt mục tiêu của bố mẹ cho con

Một số bố mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào con mà không hiểu được rằng trình độ và năng lực đang ở mức độ nào. Con học tập đang ở mức trung bình hãy chỉ đạt mục tiêu một bậc là khá. Nếu đặt mục tiêu cao quá thì con sẽ dễ bị áp lực.

 

Không khó để thấy rất nhiều em vì sự kỳ vọng quá mức và áp đặt của bố mẹ mà dẫn đến các tình trạng như trầm cảm, sợ hãi. Các con cần được học dựa trên chính khả năng của mình chứ không phải học dựa trên nguyện vọng của bố mẹ. 

 

Sự áp đặt không mang đến kết quả học tốt hơn mà còn làm tình hình thêm tồi tệ đi. Nhất là đối với những bạn có tâm lý không ổn định. Tạo ra một không khí học tập vui vẻ, để con tiếp nhận kiến thức chủ động sẽ giúp con thoải mái học tập.

 

 

Đặt mục tiêu vừa sức rất cần thiết nếu bố mẹ muốn chia sẻ bí quyết tạo động lực học cho con đúng đắn

Thường xuyên quan tâm đến cảm nhận của con

Một số phụ huynh luôn đặt ra câu hỏi tại sao con không làm thế này mà lại làm thế kia. Trong một số trường hợp, suy nghĩ của con trẻ với người lớn hoàn toàn không giống nhau. Bố mẹ chỉ biết nói đúng hoặc sai mà không cho con biết tại sao nó lại như thế. 

 

Việc làm này khiến cho các con không cảm thấy thoải mái. Đồng thời, trẻ cũng cho rằng bố mẹ đang không hiểu được suy nghĩ của mình và cho rằng làm như thế là áp đặt.

 

Chính vì thế, dù áp dụng bất kỳ phương pháp nào để tạo động lực cho con thì cũng cần phải ghi nhớ luôn quan tâm đến cảm nhận của con. Đồng thời, các bậc phụ huynh cũng cần phải giải thích cho các con hiểu học tập không phải là gánh nặng. Nó đem lại cho mình tri thức. Không nên vì bản thân quá giận dữ mà phớt lờ đi tâm trạng của con. Thường xuyên quan tâm là một trong những nguyên tắc cần nhớ để giúp con có thêm động lực học tập.

Phương pháp hiệu quả để tạo động lực học cho con?

Trò chuyện cùng con thường xuyên hơn 

Trước tiên, để tìm ra cách thức tạo động lực học cho con thì bố mẹ cần phải nói chuyện để nắm bắt được những đặc điểm tâm lý riêng. Các bậc phụ huynh chỉ tìm được cách thức đúng nếu hiểu rõ về trẻ.

 

Thứ nhất, cần biết được mục tiêu học tập của con là gì. Nguyện vọng đối với môn học và mơ ước trong tương lai sẽ là một trong những thông tin cần thiết để tạo động lực học cho con.

 

Một số bố mẹ còn thông qua cuộc trò chuyện để chia sẻ về cách học đúng đắn, phương pháp đã từng được chính phụ huynh sử dụng trước đây. Việc làm này giúp con có cách nhìn khách quan hơn về việc học tập. 

Rèn luyện cho con khả năng tư duy phản biện

Một số môn học không có đáp án đúng hoặc sai, chỉ có lý và vô lý. Do đó, tư duy phản biện rất cần thiết. Bởi lẽ, chúng mang lại cho con cơ hội trong công việc và cuộc sống nhiều hơn.

 

Đồng thời, hiện nay chương trình học không đơn thuần chỉ có giáo viên giảng bài, học sinh nghe. Các con có thể đặt cho người dạy những câu hỏi để làm rõ hơn các vấn đề.

 

Không một giáo viên nào trách các con vì phản biện. Đồng thời việc làm này hiện nay còn rất được khuyến khích. Học sinh sẽ cảm thấy ý kiến của mình khá quan trọng và thấy hứng thú hơn với việc học rất nhiều.

 

Tuy nhiên, bố mẹ cần rèn luyện cho con sự tập trung trước khi phản biện. Tức là phải nghe tường tận mọi thứ và đưa ra quan điểm của mình. Bất kỳ quan điểm nào cũng cần phải có lập luận để thuyết phục được người nghe. Do đó, tư duy phản biện không phải là một khả năng có thể dễ dàng rèn luyện.

Học tập thông qua hình ảnh, trò chơi

Thông thường, đối với trẻ, việc tiếp nhận kiến thức mà không có ví dụ minh hoạ hoặc đơn thuần chỉ là những dòng chữ khô khan thì sẽ rất khó để tiếp thu. Chính vì thế, trong nhiều năm gần đây, phương pháp dạy đang đổi mới không ngừng, ứng dụng công nghệ thông tin, đồ hoạ vào trong các bài giảng.

 

Chính vì thế, trong quá trình học, bố mẹ có thể đưa ra cho con những hình ảnh minh hoạ về bài học để con tiếp cận dễ dàng hơn. Đồng thời, khi con cảm thấy mình có thể hiểu được bài qua cách học này thì sẽ có tâm lý muốn học hơn. 

 

Phương pháp dạy bằng hình ảnh không phải là mới. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy khả năng học sinh tiếp cận kiến thức từ hình ảnh nhạy hơn rất nhiều so với dạy lý thuyết thông thường.

 

Ngoài ra, tạo ra các trò chơi sẽ làm cho các con cảm thấy kích thích và muốn giành chiến thắng. Do đó, bố mẹ hoàn toàn có thể dùng hai cách tiếp cận trên để phát triển khả năng của con. 

 

 

Tiếp nhận kiến thức qua hình ảnh là một bí quyết tạo động lực học cho con mà bố mẹ thường sử dụng

Khuyến khích con tìm những người bạn cùng học tập

Bạn bè là những người có cùng trình độ, mục tiêu và lứa tuổi. Do đó, sẽ rất tuyệt vời nếu con tìm được bạn đồng hành thật sự và cả hai cùng chinh phục mục tiêu cuối cùng cho việc học tập. 

 

Bố mẹ cần khuyến khích con tìm những người bạn tốt, có khả năng sẽ cùng với con cố gắng và thúc đẩy nhau học tập. Người xưa vẫn có câu “học thầy học tày học bạn”. Các em sẽ có những điểm mạnh và yếu riêng, việc bổ sung kiến thức cho nhau sẽ giúp ích rất nhiều cho sự tiến bộ.  

 

Học tập cùng bạn bè, học nhóm là một trong những kỹ năng vô cùng cần thiết đối với trẻ. Kỹ năng này giúp con phát triển được bản thân, rèn luyện được tính cách cũng như phối hợp để đạt được mục tiêu hiệu quả. Đối với những trẻ còn nhút nhát thì đây là cách để giúp con thoát khỏi cái bóng của chính mình và hòa đồng hơn với bạn bè.

Hãy hành động để con biết bố mẹ luôn hỗ trợ con học tập

Bố mẹ là một trong những nguồn động lực lớn lao cho con trẻ. Không sai khi người ta vẫn thường nói câu “con cái chính là tấm gương phản chiếu của bố mẹ”. Chính vì thế, các bậc phụ huynh trong quá trình dạy trẻ học cần quan tâm đến những cử chỉ, hành vi của mình để không làm ảnh hưởng đến con. 

 

Đồng thời, bạn phải cho con biết rằng nếu có bất kỳ việc gì khó thì có thể tìm đến bố mẹ để hỗ trợ. Nhiều đứa trẻ khi gặp những phần kiến thức khó mà không tìm được ai để hỏi thì rất dễ bỏ qua bài học đấy.

 

Trong khi đó, với những trẻ có sự hỗ trợ từ bố mẹ, các con sẽ chủ động hơn trong việc tiếp nhận kiến thức vì chúng cho rằng luôn có sự hỗ trợ từ đằng sau. Nếu có vấn đề gì khó thì có người để hỏi và người đó sẵn sàng giúp đỡ mình mà không hề chê bai, phàn nàn.

 

Bên cạnh đó, con cũng sẽ cảm nhận được sự ủng hộ và mong chờ từ bố mẹ. Từ đó, có thêm động lực để phát triển bản thân hơn nữa.

Xây dựng cho con thời gian học tập phù hợp

Nhiều phụ huynh vẫn thường thắc mắc rằng con dành thời gian học rất nhiều, rất chủ động trong việc học nhưng kiến thức tiếp thu được không đáng là bao. Vấn đề này là do khả năng của con chứ không phải đến từ bố mẹ.

 

Tuy nhiên, quan điểm này vẫn chưa hoàn toàn đúng. Ngồi học trong một thời gian dài mà không có chiến lược, không có sự nghỉ ngơi thì sẽ khiến các con trở nên mệt mỏi hơn với việc học. 

 

Chính vì thế, bố mẹ cần phải xây dựng cho con thời gian phù hợp để học tập theo ngày. Con sẽ giảm bớt được gánh nặng kiến thức phải tiếp thu cùng một lúc. Ví dụ như bố mẹ nên khuyến khích con buổi sáng dành thời gian để học các môn xã hội cần phải ghi nhớ nhiều. Bởi vì lúc này bộ não đang hoạt động rất tốt, rất dễ để ghi nhớ kiến thức. Buổi tối hãy dành nhiều thời gian cho các môn đòi hỏi phải tư duy và tính toán nhiều. 

 

Việc phân chia thời gian học tập vừa giúp cho việc học trở nên có chiến lược hơn. Đồng thời, con cũng giảm bớt đi các gánh nặng về lượng kiến thức cần tiếp thu cùng một lúc.

 

 

Xây dựng thời gian học tập hợp lý sẽ giúp con nhanh chóng đạt được mục tiêu 

Gợi ý cho con cách để giải quyết một số tình huống cụ thể

Các con sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề khó trong cuộc sống. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để xử lý tình huống một cách khéo léo. Hơn nữa, trong trường hợp trẻ gặp phải vấn đề khó không có cách giải quyết sẽ khiến cho chúng trở nên sợ hãi, hoảng loạn. Do đó, bố mẹ nên hướng dẫn con cách để đơn giản hoá các vấn đề mà bản thân gặp phải.

 

Cụ thể như khi con dành rất nhiều thời gian cho việc học tập nhưng khi trả bài kiểm tra điểm số lại không như mong đợi. Trẻ cảm thấy chán nản và cho rằng dù mình có cố gắng bao nhiêu đi chăng nữa thì kết quả đem lại cũng không được như mong đợi. Nếu bố mẹ không giúp con tháo gỡ nút thắt này thì sẽ khiến cho con mất dần động lực trong học tập.

 

Trong tình huống này, bạn có thể động viên con và nói với con những chỗ sai cơ bản mà bản thân mắc phải ghi làm bài kiểm tra. Đồng thời, bố mẹ nên hướng dẫn con cách để sửa chúng thành đúng. Học từ chính những sai lầm của bản thân sẽ khiến cho các con ghi nhớ rất lâu. Đồng thời, việc làm này vô cùng hữu ích vì chúng giải quyết được tâm lý sợ hãi của các con. 

 

Tùy theo sự phức tạp và các vấn đề khác nhau mà bố mẹ có thể hướng dẫn con cách giải quyết sao cho phù hợp. Mục đích cuối cùng của việc này vẫn là không làm giảm đi động lực học tập của con. 

 

Trên đây là những bí quyết tạo động lực học cho con. Hy vọng với thông tin bổ ích vừa được chia sẻ, bố mẹ sẽ biết các nguyên tắc và phương pháp để giúp con nâng cao thành tích cũng như sự đam mê với môn học. Chúc các bạn thành công!