Con không tự giác học thì phải làm thế nào?

Không ít bố mẹ thường hay than vãn rằng con không tự giác học. Việc lười học không chỉ khiến cho kiến thức tiếp thu kém mà còn gây ra rất nhiều hệ quả khác. Vậy làm thế nào để con ý thức được việc học là cần thiết? Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số bí quyết để giải quyết vấn đề không tự giác trong việc học tập của các con. Đừng bỏ lỡ nhé. 

Làm thế nào để giải quyết vấn đề con không tự giác học?

Không thúc giục, ép buộc con học bài

Nhiều bậc phụ huynh cứ đến giờ học mà la mắng, giục giã con ngồi vào bàn học. Thế nhưng, trẻ ngồi hàng tiếng đồng hồ cũng không để giải quyết vấn đề gì nếu con không thật sự muốn và tập trung học. 

 

Nói về quan điểm không ép buộc, nhiều bố mẹ thường đưa ra lý lẽ của bản thân rằng nếu không nhắc, không la mắng thì con sẽ không học và thậm chí là phớt lờ kiến thức. 

 

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần phải ghi nhớ một điều là nguyên tắc để con tự giác chính là việc tự xác định được những việc mà mình cần phải làm chứ không phải là nhờ bố mẹ xác định hộ. Chỉ khi nào con tự ý thức được làm thế nào là tốt cho mình thì khi ấy con mới có thể tốt hơn. 

 

Đồng thời, nếu bố mẹ thường xuyên thúc ép, con sẽ hình thành nên tư tưởng chống đối, cho rằng việc học tập là của bố mẹ. Tức là chỉ khi nào bị quát mới bắt đầu ngồi vào bàn học. Đây là một thói quen không tốt một chút nào.

 

Quát mắng, thúc giục không phải là cách để giải quyết vấn đề con không tự giác học

 

Quát mắng, thúc giục không phải là cách để giải quyết vấn đề con không tự giác học

Đưa ra hình phạt khi con không hoàn thành việc học

Lười học, không tự giác có thể sẽ dẫn đến nhiều vấn đề khác như không chú ý học, không làm bài tập về nhà, không ôn lại bài cũ… Chính vì thế, khi nào việc lười học của con gây ra hậu quả thì bố mẹ hãy đưa ra hình phạt và làm thế nào để cho con hiểu được nếu con tiếp tục lặp lại hành động này thì chắc chắn là không tốt.

Tuy nhiên, nguyên tắc đưa ra hình phạt cho con không phải đến từ những trận đòn roi, không phải thù vặt, đay nghiến câu chuyện này nhiều lần. Hãy phân tích cho con một lần để con hiểu và sửa chữa.

 

Nhiều bố mẹ có thói quen nuông chiều con cái. Chính vì thế, không nỡ để đưa ra những hình phạt cho con. Thế nhưng thực tế cho thấy không chỉ đi học mà tương lai, cuộc sống sau này sẽ cần những người có ý thức tự giác. Việc các con hình thành nên tính cách bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách giáo dục của bố mẹ. Chính vì thế, đôi khi những hình phạt lại đem đến cho con những bài học quý giá. 

Khuyến khích, động viên con khi làm tốt

Những lời khen ngợi từ bố mẹ có tác động rất lớn đến việc học tập của con. Chẳng hạn khi con tiến bộ, các bậc phụ huynh có thể động viên con một chút để làm động lực cho con nỗ lực nhiều hơn nữa. 

 

Nhiều gia đình lo sợ rằng việc khen ngợi con thường xuyên sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực như việc chủ quan cho rằng mình làm thế là tốt rồi. Từ đó hình thành nên các thói quen xấu.

 

Thực tế cho thấy lời khen được thể hiện đúng thời điểm sẽ có tác dụng vô cùng lớn đối với trẻ. Tuy nhiên, việc khuyến khích, động viên chỉ nên dừng lại ở lời nói, hành động chứ không nên thưởng những món quà về vật chất. Điều này sẽ khiến cho con nghĩ rằng học chỉ để được bố mẹ thưởng chứ không phải xuất phát từ mong muốn của bản thân. 

 

Chỉ khi nào con ý thức được rằng việc học là của mình, dành cho mình. Mọi người xung quanh chỉ đóng vai trò hỗ trợ chứ không thể học hộ mình thì khi ấy mới có trách nhiệm đối với việc học. 

Tạo ra môi trường học thích hợp

Môi trường và không gian xung quanh có tác động rất lớn đến việc học của trẻ. Chúng giúp con nâng cao được khả năng sáng tạo và thúc đẩy sự tư duy thường xuyên của con. 

 

Không một ai muốn học tập trong môi trường ẩm thấp, thiếu ánh sáng, xung quanh thiếu sinh động. Thay vào đó một không gian học tập rộng rãi, thoáng mát, nhiều màu sắc sẽ thúc đẩy được sự hứng thú và kích thích sự tự giác trong học tập.

 

Môi trường học lý tưởng sẽ không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Ngoài các vấn đề về cơ sở vật chất thì yếu tố tinh thần như mối quan hệ giữa con với bố mẹ, động cơ và nhu cầu học tập sẽ tác động tốt đến sự tự giác trong học tập. 

 

Sự tự giác và văn hoá gia đình là một trong những yếu tố tác động đến việc giáo dục con trẻ ở Việt Nam. Nhìn chung, môi trường học phù hợp sẽ quyết định đến hiệu quả, chất lượng của việc học. Chính vì thế, bố mẹ nên giúp con xây dựng được môi trường học tốt để đáp ứng cho việc tự học. 

 

Môi trường học tốt sẽ giúp bố mẹ giải quyết được vấn đề con không tự giác học

 

Môi trường học tốt sẽ giúp bố mẹ giải quyết được vấn đề con không tự giác học

Bố mẹ đừng bao giờ có suy nghĩ làm hộ con

Nhiều bậc phụ huynh vẫn thường tâm sự rằng cứ tối đến khi con ngồi vào bàn học bài là bố mẹ cũng phải ngồi cạnh để hướng dẫn. Nếu không ngồi cạnh thì con sẽ gặp khó khăn và không hỗ trợ giải quyết vấn đề được kịp thời. 

 

Có hai hệ quả xảy ra ở đây đó là con nghĩ rằng mình chỉ học tập được nếu có sự giám sát của bố mẹ và hình thành thói quen ỷ lại ở trẻ. Việc để con tự giác học bài, mang sách vở là nghĩa vụ và công việc của con. Nhiều bố mẹ vẫn có suy nghĩ tối đến phải giúp con xem thời khóa biểu để soạn đồ giúp là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. 

Mặc dù thời gian đầu để con tự giác có thể sẽ sai sót, tuy nhiên con sẽ rút kinh nghiệm và tự sửa chữa những sai lầm của bản thân. Cuộc sống của trẻ là do con tự chịu trách nhiệm. Do đó, ngay từ hôm nay bố mẹ nên từ bỏ suy nghĩ chạy theo và giải quyết mọi vấn đề cho trẻ. 

Tiếp cận việc học theo nhiều hình thức khác nhau

Cùng với sự tiến bộ của xã hội, công nghệ thông tin được ra đời để giải quyết rất nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có giáo dục. Có thể nhận thấy, hiện nay, các con được khuyến khích tự tìm tòi tài liệu và học tập thông qua internet. 

 

Chính vì thế, bố mẹ có thể thay đổi con và tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau để hình thành nên sự tự giác trong học tập. Ưu điểm của hình thức học này là hình ảnh sinh động, dễ dàng tra cứu và tìm kiếm.

 

Tuy nhiên, đối với cách tiếp cận này, bố mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến chất lượng học. Bởi lẽ ở lứa tuổi này con sẽ gặp rất nhiều cám dỗ như game online, mạng xã hội. Nếu con dành quá nhiều thời gian cho những thứ giải trí trên thì hiệu quả học tập sẽ không cao, thậm chí là con không tiếp thu được kiến thức.

Ngoài ra, con có thể học tập thông qua trò chơi, âm nhạc… Dù trẻ lựa chọn cách tiếp cận kiến thức như thế nào thì bố mẹ cũng nên tôn trọng và động viên con nhiều hơn.

 

Tiếp cận kiến thức qua nhiều hình thức khác nhau sẽ kích thích sự tự giác tốt hơn

 

Tiếp cận kiến thức qua nhiều hình thức khác nhau sẽ kích thích sự tự giác tốt hơn

 

Bài viết trên đã chỉ ra một số mẹo để giải quyết vấn đề con không tự giác học. Hy vọng với những chia sẻ bổ ích trên, các bậc phụ huynh sẽ biết cách làm thế nào để khơi dậy đam mê và ý thức được việc học của mình. Chúc các bạn thành công!